ÂNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ ÁNH SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON HOÀNG ĐẰNG (Fibraurea tinctoria Lour) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM


Các tác giả

  • Phạm Hữu Hạnh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Huy Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Cây con Hoàng đằng, phân bón thúc và ánh sáng,, sinh trưởng

Tóm tắt

Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) là loài cây dược liệu có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, là nguyên liệu quan trọng sử dụng trong y học cổ truyền và y học hiện đại để làm thuốc chữa các chứng bệnh viêm tấy, sốt da vàng và các bệnh về đường tiêu hóa... Kết quả nghiên cứu đã cho thấy bón thúc bằng cách tưới phân NPK (5:10:3) với nồng độ 5% cho tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng cả về đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây con Hoàng đằng cao hơn bón thúc bằng nước phân chuồng ngâm hoặc không có phân bón thúc. Sau 8 tháng bón thúc NPK, tỷ lệ sống đạt 89,8%, đường kính gốc (Doo) đạt 0,38cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 21,09cm. Hơn nữa, ánh sáng cũng là nhân tố sinh thái ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng cả đường kính và chiều cao của cây con Hoàng đằng trong giai đoạn vườn ươm. Giai đoạn 2 tháng đầu kể từ khi cấy cây vào bầu đất, cây con thích hợp với độ che sáng 75%, tỷ lệ sống đạt 98,2%, đường
kính gốc (Doo) đạt 0,26cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 11,73cm. Giai đoạn từ sau 2 tháng đến 6 tháng tiếp theo cây con thích hợp ở độ che sáng 50%, tỷ lệ sống đạt 91,7%, đường kính gốc (Doo) đạt 0,34cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 17,32cm. Giai đoạn từ sau 6 tháng đến 8 tháng tiếp theo cây con thích hợp ở độ che sáng 25%, tỷ lệ sống đạt 89,8%, đường kính gốc (Doo) đạt 0,39cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 21,20cm. Từ sau 8 tháng có thể dỡ bỏ dàn che hoàn toàn để huấn luyện cây con trước khi đem trồng. Như vậy, phân bón thúc và ánh sáng có ảnh hưởng khá rõ đến chất lượng cây con Hoàng đằng trong giai đoạn vườn ươm.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Khoa học và công nghệ môi trường, 1996. Sách đỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, phần thực vật.

2. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, 2006. Nghị định về quản lý thực vật, động vật nguy cấp, quý, hiếm.

3. Phạm Hữu Hạnh, 2014. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp. Hà Nội.

4. Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg, 2007. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hoá dược đến năm 2020”.

5. Nguyễn Hữu Thước, 1964. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến cây Xà cừ. Tập san SVĐH III1.

6. Nguyễn Hải Tuất, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Hải Tuất, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

5

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Hạnh , P.H. và Sơn, N.H. 2024. ÂNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ ÁNH SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON HOÀNG ĐẰNG (Fibraurea tinctoria Lour) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.