SINH TRƯỞNG VÀ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU CỦA BA LOÀI LAN KIM TUYẾN THUỘC CHI Anoectochilus sp. TRỒNG THÂM CANH DƯỚI TÁN RỪNG TỰ NHIÊN VÀ DƯỚI MÁI CHE TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU


Các tác giả

  • Triệu Thái Hưng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trương Trọng Khôi Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Thị Hoài Anh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Ninh Việt Khương Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trịnh Ngọc Bon Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Vũ Tiến Lâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Quang Hưng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Hải Long Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Lê Hồng Liên Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Văn Nam Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu
  • Hoàng Việt Dũng Hạt Kiểm lâm huyện Tân Uyên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.968

Từ khóa:

Lan kim tuyến, flavonoid, polysaccharide, Tân Uyên, Lai Châu

Tóm tắt

Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng, hàm lượng một số thành phần dược liệu của ba loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume), gồm: Lan kim tuyến thon (A. lanceolatus Lindl), Lan kim tuyến đá vôi (A. calcareus Aver), Lan kim tuyến tơ (A. setaceus Blume) và cây Lan kim tuyến tơ nuôi cấy mô trồng thâm canh dưới tán rừng tự nhiên và dưới mái che sau 16 tháng trồng ở xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây trồng dưới tán rừng có tỷ lệ sống (87,5 - 93,5%), các chỉ tiêu sinh trưởng (đường kính thân 2,96 - 3,38 mm; chiều cao vút ngọn 7,56 - 11,08 cm; 3,67 - 4,34 lá/cây; 3,61 - 6,23 đốt/thân) và chất lượng dược liệu (hàm lượng flavonoid tổng số 3,37 - 4,95%; hàm lượng polysaccharide tổng số 5,27 - 7,18%) cao hơn so với cây trồng dưới mái che. Các loài Lan kim tuyến trồng đều có chất lượng tốt và khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại cao. Hàm lượng (%) flavonoid tổng số và polysaccharide tổng số của các loài Lan kim tuyến trồng trong mô hình thâm canh dưới tán rừng tự nhiên và dưới mái che (hàm lượng flavonoid tổng số 3,21 - 4,95% và hàm lượng polysaccharide tổng số 4,38 - 4,89%) không có sự chênh lệch lớn so với các loài Lan kim tuyến phân bố ngoài tự nhiên (tương ứng với 2,89 - 3,73% và 3,32 - 6,26%), một phần có thể do sự tích lũy dinh dưỡng của các loài trồng trong các điều kiện gây trồng khác nhau. Loài Lan kim tuyến thon có tỷ lệ sống và sinh trưởng cao nhất, nhưng chất lượng dược liệu thấp hơn so với loài Lan kim tuyến đá vôi, Lan kim tuyến tơ và cây Lan kim tuyến tơ nuôi cấy mô. Các loài Lan kim tuyến trồng đều có có khả năng sinh trưởng tốt, chất lượng dược liệu cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tại xã Hồ Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu và có thể phát triển nhân rộng sản xuất.

Tải xuống

Số lượt xem: 1
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

18-09-2024

Cách trích dẫn

[1]
Triệu, H., Trương Trọng, K., Nguyễn Thị, H.A., Ninh Việt, K., Trịnh Ngọc, B., Vũ Tiến, L., Nguyễn Quang, H., Trần Hải, L., Lê Hồng, L., Vũ Văn, N. và Hoàng Việt Dũng, D. 2024. SINH TRƯỞNG VÀ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU CỦA BA LOÀI LAN KIM TUYẾN THUỘC CHI Anoectochilus sp. TRỒNG THÂM CANH DƯỚI TÁN RỪNG TỰ NHIÊN VÀ DƯỚI MÁI CHE TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.968.

Số

Chuyên mục

Bài viết