NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG KEO LAI VÀ BẠCH ĐÀN LAI TRÊN BỜ BAO TẠI KHU VỰC HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG


Các tác giả

  • Ngô Văn Ngọc Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Kiều Tuấn Đạt Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Khánh Hiệu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Trọng Nam Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Trần Văn Nho Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Lê Triệu Duy Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Năng suất,, hiệu quả kinh tế keo lai và bạch đàn lai, tỉnh Kiên Giang

Tóm tắt

Nghiên cứu này là một phần kết quả của dự án “Sản xuất thử nghiệm các giống tiến bộ kỹ thuật keo lai, Keo lá tràm, bạch đàn lai có năng suất cao đã được công nhận và trồng trên líp, bờ bao tại vùng Tứ giác Long Xuyên để cung cấp nguyên liệu cho chế biến ván nhân tạo”. Thí nghiệm mật độ trồng rừng cho loài keo lai (dòng AH1) giâm hom và bạch đàn lai (dòng UE24) nuôi cấy mô được trồng riêng rẽ từ tháng 8 năm 2016 trên bờ bao tại khoảnh 10, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang thuộc lâm phận của Công ty Cổ phần Gỗ MDF-VRG Kiên Giang. Có 4 mật độ cây trồng được thí nghiệm: M1 = 1.250 cây/ha (cự ly: 1,5 × 2 m); M2 (2 × 2 m); M3 (2 × 3 m) và M4 (2 × 4 m). Kết quả đánh giá lúc 6 tuổi cho thấy: Năng suất keo lai cao nhất là mật độ 3.333 cây/ha đạt ≈ 48,0 m 3 /năm/ha, mật độ 2.500 cây/ha đạt 44,3 m 3 /năm/ha, mật độ 1.667 cây/ha đạt ≈ 38,6 m 3 /năm/ha và mật độ 1.250 cây/ha đạt 31,4 m 3 /năm/ha; năng suất bạch đàn lai cao nhất ở mật độ 3.333 cây/ha đạt ≈ 51,4 m 3 /năm/ha, mật độ 2.500 cây/ha đạt 49,3 m 3 /năm/ha, mật độ 1.667 cây/ha đạt ≈ 41,7 m 3 /năm/ha và mật độ 1.250 cây/ha đạt 36,8 m 3 /năm/ha. Sinh trưởng và năng suất của bạch đàn lai có phần cao hơn so với keo lai ở cùng mật độ trồng và cả 02 loài đều rất phù hợp cho trồng rừng trên bờ bao ở khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy mật độ trồng 2.500 cây/ha là tối ưu cho hiệu quả kinh tế tốt nhất, cụ thể là: Keo lai mật độ 2.500 cây/ha có NPV ≈ 55,0 triệu đồng; IRR ≈ 33 % và BCR ≈ 2,8 lần; Bạch đàn lai mật độ 2.500 cây/ha có NPV ≈ 54,9 triệu đồng; IRR ≈ 32 % và BCR ≈ 2,7 lần

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trọng Bình, 2003. Lập biểu cấp đất và biểu thể tích tạm thời rừng keo trồng thuần loài. Tạp chí NN&PTNT, số 7.

2. Kiều Tuấn Đạt, 2020. Sản xuất thử nghiệm các giống tiến bộ kỹ thuật keo lai (AH1, AH7), Keo lá tràm (AA1, AA9), bạch đàn lai (UE24, UE27) có năng suất cao đã được công nhận trên líp và bờ bao tại vùng Tứ giác Long Xuyên, nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến ván nhân tạo. Báo cáo kết quả dự án năm 2020.

3. Ngô Văn Ngọc, Võ Ngươn Thảo, 2017. Năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng keo lai tại vùng đất ngập lợ chua phèn tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, chuyên san năm 2017, ISSN: 1859 - 0373, trang 178 - 187

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

21

PDF Tải xuống

10

Cách trích dẫn

[1]
Ngọc, N.V., Đạt, K.T., Hiệu, T.K., Nam, N.T., Nho , T.V. và Duy, L.T. 2024. NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG KEO LAI VÀ BẠCH ĐÀN LAI TRÊN BỜ BAO TẠI KHU VỰC HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 > >>