ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG HỖN GIAO KEO LAI, KEO LÁ TRÀM VÀ TRÀM LÁ DÀI NHẰM NÂNG CAO TÍNH ỔN ĐỊ NH VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA RỪNG Ở CÀ MAU


Các tác giả

  • Võ Ngươn Thảo Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ
  • Phạm Minh Đức Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ
  • Phạm Minh Đức Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ
  • Trần Khánh Hiệu Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Huỳnh Phan Khánh Bình`` Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

Từ khóa:

Hỗn giao,, rừng trồng, năng suất rừng trồng

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và năng suất của rừng trồng hỗn giao keo lai, Keo lá tràm và Tràm lá dài với nhau. Ba loại cây được chọn để trồng hỗn giao gồm: Keo lai dòng AH7, Keo lá tràm dòng AA9 và Tràm lá dài. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 công thức trồng hỗn giao, 3 lần lặp lại. Qua thí nghiệm cho thấy Công thức trồng hỗn giao keo lai 40% + Keo lá tràm 60% có tỷ lệ sống cao nhất ở 1,5 tuổi và 4 năm tuổi. Đối với keo lai, trồng theo công thức hỗn giao keo lai 40% + Tràm lá dài 60% cho chiều cao và đường kính tốt nhất. Thể tích thân cây bình quân lớn nhất ở công thức hỗn giao keo lai 80% + Tràm lá dài 20%. Đối với Keo lá tràm, trồng theo công thức hỗn giao keo lai 60% + Keo lá tràm 40% cho chiều cao, đường kính và thể tích thân cây bình quân tốt nhất. Đối với Tràm lá dài, trồng theo công thức hỗn giao keo lai 60% + Tràm lá dài 40% cho chiều cao, đường kính tốt nhất. Không có sự khác biệt về thể tích thân cây bình quân giữa các công thức trồng hỗn giao ở Tràm lá dài. Về năng suất rừng trồng, keo lai trồng hỗn giao ở công thức keo lai 60% + Keo lá tràm 20% + Tràm lá dài 20% đạt năng suất tốt nhất

Tài liệu tham khảo

1. Lê Tấn Lợi, Lý Trung Nguyên, Phạm Ra Băng. 2016. Nghiên cứu và đánh giá chất lượng mật ong trong vùng trồng tràm và vùng trồng keo lai tại rừng U Minh Hạ, Cà Mau. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.

2. Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu, 2016. Nghiên cứu định loại vi sinh vật nội sinh trong các dòng Keo lá ràm đối kháng nấm Ceratocystis manginecans gây bệnh chết héo. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (16): 127 - 131.

3. Phạm Quang Thu, 2016a. Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1): 4257 - 4264

Tải xuống

Số lượt xem: 35
Tải xuống: 10

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thảo, V.N., Đức, P.M., Đức, P.M., Hiệu, T.K. và Bình``, H.P.K. 2024. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG HỖN GIAO KEO LAI, KEO LÁ TRÀM VÀ TRÀM LÁ DÀI NHẰM NÂNG CAO TÍNH ỔN ĐỊ NH VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA RỪNG Ở CÀ MAU. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.