ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA 6 DÒNG KEO LAI TẠI HÒA BÌNH


Các tác giả

  • Hoàng Liên Sơn Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
  • Vũ Duy Hưng Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
  • Bùi Ngọc Thu Hà Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
  • Đào Quyết Thắng Cty TNHHMTV Lâm nghiệp Hòa Bình
  • Nguyễn Minh Ngọc Viện NC Giống và CNSH LN

Từ khóa:

Hiệu quả kinh tế, keo lai, sinh trưởng

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và phân tích hiệu quả kinh tế của 6 dòng keo lai tại 3 địa điểm đặc trưng cho điều kiện phát triển rừng trồng sản xuất của tỉnh Hòa Bình cho thấy: các dòng keo lai khảo nghiệm đều có năng suất cao hơn các dòng keo lai đối chứng, với mức năng suất bình quân cao hơn khoảng 5 m3 /ha/năm. Tuy nhiên, năng suất của các giống keo lai khảo nghiệm có sự chênh lệch đáng kể, với các giống keo lai MA1; BV73 và AM3 cho năng suất cao vượt trội ở cả 3 địa điểm khảo nghiệm (Lương Sơn, Kỳ Sơn và Đà Bắc), và có độ vượt về thể tích trên 50% so với các dòng keo lai đối chứng. Năng suất cao nhất của 3 dòng keo lai được ghi nhận tại Lương Sơn, lần lượt là 25,5 m3 /ha/năm; 29,5 m3 /ha/năm; và 24,0 m3 /ha/năm. Đây cũng là các dòng keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi các dòng keo lai còn lại có hiệu quả kinh tế thấp hoặc không có hiệu quả. Chính vì vậy, MA1; BV73; và AM3 là 3 giống keo lai phù hợp với điều kiện lập địa, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong phát triển rừng trồng sản xuất của tỉnh Hòa Bình.

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Văn Tuấn, 2001. Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp. NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

2. William, E. R ADN Matheson, A. C., 1994. Experimental Design ADN Analysis for Use in Tree Improvement.

CSIRO, Melbourne ADN ACIAR, Canberra, 174 pg.

3. Bộ NN&PTNT, 2017. Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017 về việc Công bố hiện trạng rừng

toàn quốc năm 2016.

4. Chính phủ, 2013. Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 29/3/2013 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế

hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Hòa Bình.

5. Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, 2018. Báo cáo số 27/BC-SNN ngày 12/01/2018 về việc Tổng kết ngành

NN&PTNN năm 2017, Sơ kết 4 năm thực hiện tái cơ cấu ngành, Phương hướng và nhiệm vụ năm 2018.

6. Thủ tướng Chính phủ, 2014. Quyết định số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 về việc phê duyệt Đề án tăng cường

công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014 - 2020.

7. Thủ tướng Chính phủ, 2017. Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 về việc Phê duyệt Chương trình mục

tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

8. Tổng cục Lâm nghiệp, 2017. Báo cáo Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2017 và triển khai

nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.

9. UBND tỉnh Hòa Bình, 2016. Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 28/3/2016 về việc Phê duyệt và công bố kết

quả kiểm kê rừng tỉnh Hòa Bình.

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

7

PDF Tải xuống

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, H.L., Hưng, V.D., Hà, B.N.T., Thắng, Đào Q. và Ngọc, N.M. 2024. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA 6 DÒNG KEO LAI TẠI HÒA BÌNH . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.