BIẾN DỊ VÀ THÔNG SỐ DI TRUYỀN CỦA CÁC DÒNG VÔ TÍNH KEO LAI MỚI CHỌN LỌC TẠI KHẢO NGHIỆM DÒNG VÔ TÍNH Ở YÊN THẾ, BẮC GIANG


Các tác giả

  • Đỗ Hữu Sơn Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp
  • Hà Huy Thịnh Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp
  • Nguyễn Đức Kiên Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp
  • Dương Hồng Quân Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp
  • Nguyễn Quốc Toản Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp
  • Trịnh Văn Hiệu Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hệ số di truyền theo nghĩa rộng,, Fakopp, keo lai,, khối lượng riêng gỗ,, mô đun đàn hồi

Tóm tắt

Nghiên cứu biến dị và thông số di truyền về sinh trưởng, chất lượng thân
cây, khối lượng riêng gỗ và mô đun đàn hồi đo bằng phương pháp gián
tiếp sử dụng thiết bị Fakopp của keo lai được thực hiện trên 138 dòng keo
lai mới chọn tạo và 12 công thức đối chứng (6 dòng keo lai đã được công
nhận, 3 lô hạt Keo tai tượng, 3 lô hạt Keo lá tràm), ở tuổi 3 trên khảo
nghiệm dòng vô tính tại Yên Thế, Bắc Giang nhằm tìm hiểu cơ sở khoa
học cho chương trình chọn giống keo lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy
sinh trưởng, khối lượng riêng gỗ và mô đun đàn hồi giữa các dòng vô tính
có sự sai khác rõ rệt (Fpr. < 0,001). Hệ số di truyền theo nghĩa rộng của
các chỉ tiêu sinh trưởng ở mức trung bình (H2= 0,36 -0,39) và hệ số biến
động di truyền cao (CVG= 10,1 - 13,1%). Hệ số di truyền của tính trạng
mô đun đàn hồi (H2= 0,20) thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng
khối lượng riêng (H2 = 0,47). Hệ số biến động di truyền của khối lượng
riêng và mô đun đàn hồi ở mức trung bình (7,4 - 7,7%). Tương quan kiểu
hình giữa tính trạng sinh trưởng với các tính chất gỗ ở keo lai tại đây là
yếu và không có ý nghĩa (-0,054 - 0,105), do đó việc cải thiện các chỉ tiêu
sinh trưởng sẽ không ảnh hưởng rõ rệt đến các tính chất gỗ ở keo lai.
Tương quan kiểu hình giữa tính trạng khối lượng riêng với mô đun đàn
hồi ở mức trung bình (r = 0,41) cho thấy cải thiện khối lượng riêng cũng
làm gia tăng mô đun đàn hồi ở gỗ keo lai.

Tài liệu tham khảo

1. Dickson R.L., Raymond C.A., Joec W. and Wilkinson C.A., 2003. Segregation of Eucalyptus dunnii logs using acoustics. Forest Ecology and management 179, 243-251.

2. Dinwoodie, J.M., 2000. Timber: Its nature and behavior. Second edition. Taylor and Francis, 82 - 93pp.

3. Đoàn Ngọc Dao, 2012. Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số đặc điểm sinh trưởng và tính chất gỗ của Keo tai tượng làm cơ sở cho chọn giống, Luận văn Tiến sỹ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Hai. P.H., Jansson., G., Harwood, C., Hannrup, B., Thinh, H.H. and Pinyopusarerk, K., 2008. Genetic variation in wood basic density and knot index and their relationship with growth traits for Acacia auriculiformis A. Cunn ex Benth in Northern Vietnam. New Zealand Journal of Forestry Science 38(1), 176-192.

5. Hai, P.H., Hannrup, B., Harwood, C., Jansson, G. and Ban, D. V., 2010. Wood stiffness and strength as selection traits for sawn timber in Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth. Canadian Journal of Forest Research 40 (2): 322-329.

6. Hamilton, M. G. & Potts, B. M, 2008. Eucalyptus nitens genetic parameters. New Zealand Journal of Forestry Science, 38, 102-119.

7. Kien, N.D., Gunnar Jansson, Chris Harwood, CurtAlmqvist and Ha Huy Thinh, 2008. Genetic variation in wood basic density and pilodyn penetration and their relationships with growth, stem straightness, and branch size FOR Eucalyptus urophylla in Northern Vietnam. New Zealand Journal of Forestry Science 38:160 -175.

8. Le Dinh Kha., Chris E. Harwood., Nguyen Duc Kien., Brian S. Baltunis., Nguyen Dinh Hai., Ha Huy Thinh, 2012. Growth and wood basic density of acacia hybrid clones at three locations in Vietnam. New Forests 43: 13 - 29.

9. Phạm Xuân Đỉnh, 2015. Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crasscicarpa A. Cunn ex Benth) tại các tỉnh miền Trung. Luận văn Tiến sĩ Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

10. Phi Hong Hai., La Anh Duong., Nguyen Quoc Toan., Trieu Thi Thu Ha., 2015. Genetic variation in growth, stem straigtness, pilodyn and dynamic modulus of elasticity in second-generation progeny test of Acacia mangium at three sites in Vietnam. New Forests, 2015.

11. Olesen, P.O., 1971. The water displacement method. Forest Tree Improvement 3(1), 1-23. Ormarsson, S., Dahlblom, O. & Petersson, H. (1998). A numerical study of the shape stability of sawn timber subjected to moisture variation. Wood Science Technology 32(5), 325-334.

12. Rokeya, U.K., Hossain, A.M., Ali, R. and Paul, S.P., 2010. Physical and mechanical properties of (Acacia auriculiformia  A. mangium) hybrid acacia. Journal of Bangladesh Academy of Sciences, Vol. 34, No. 2, 181-187.

13. Ross, R.R, 1999. Using sound to evaluate standing timber. Int For Rev 1:43-44.

14. Thomas, D., Harding, K., Henson, M., Kien, N.D., Thinh, H. H., Trung, N. Q., 2009. Genetic variation in growth and wood quality of Eucalyptus urophylla in Northern Vietnam. Report prepared for ACIAR Project FST/1999/95.

15. Williams, E.R., Matheson, A.C. and Harwood, C.E., 2002. Experimental design and analysis for use in tree improvement. CSIRO publication, 174 pp. ISBN: 0 643 0 6259 9.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

2

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, Đỗ H., Thịnh, H.H., Kiên , N. Đức, Quân, D.H., Toản, N.Q. và Hiệu, T.V. 2024. BIẾN DỊ VÀ THÔNG SỐ DI TRUYỀN CỦA CÁC DÒNG VÔ TÍNH KEO LAI MỚI CHỌN LỌC TẠI KHẢO NGHIỆM DÒNG VÔ TÍNH Ở YÊN THẾ, BẮC GIANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>