ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CARBON CỦA QUẦN THỂ ĐƯỚC ĐÔI (Rhizophora apiculata Blume) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Các tác giả

  • Kiều Tuấn Đạt Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Đước đôi, Cấu trúc, Hấp thụ carbon

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và lượng hấp thụ carbon của quần thể Đước đôi tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thực hiện trong năm 2023 với mục tiêu đánh giá được một số đặc điểm cấu trúc của quần thể Đước đôi, định lượng khả năng tích lũy carbon và tính toán lượng hấp thụ CO2 của quần thể Đước đôi trên các nhóm cấp tuổi rừng khác nhau. Nghiên cứu được thực hiện trên 6 ô định vị, mỗi ô có diện tích 1,0 ha (100 ´ 100 m) của rừng trồng Đước đôi từ giai đoạn 1976 - 2000 được chia ra thành các nhóm cấp tuổi: I (từ 23 - 27 tuổi); II (từ 28 - 32 tuổi); III (từ 33 - 37 tuổi); IV (từ 38 - 42 tuổi); V (43 - 47 tuổi) và nhóm rừng Đước đôi tái sinh tự nhiên. Trên mỗi ô định vị, lập 5 ô tiêu chuẩn tạm thời có diện tích 500 m2/ô gồm 4 ô ở các góc và 1 ô ở giữa (kích thước 25 ´ 20 m) để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng rừng để đánh giá đặc điểm cấu trúc rừng, tính toán lượng tích lũy carbon và khả năng hấp thụ CO2. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: (i) Quần thể Đước đôi tại Cần Giờ có mật độ trung bình từ 844 - 3.700 cây/ha, đường kính tại vị trí 1,3 m bình quân dao động từ 9,8 - 18,7 cm, chiều cao bình quân đạt 13,9 - 20,4 m và trữ lượng rừng trên các nhóm cấp tuổi dao động từ 230 m3/ha (cấp tuổi III) - 378,40 m3/ha (cấp tuổi V); (ii) Hàm phân bố Weibull phù hợp để mô phỏng về phân bố số cây theo cỡ đường kính và chiều cao ở các cấp tuổi rừng. Trên nhóm cấp tuổi V và RTN phân bố số cây về đường kính dần ổn định về mặt cấu trúc và nhóm cấp tuổi II & III có cấu trúc phân bố số cây về chiều cao ổn định nhất; (iii) Lượng tích lũy carbon trên mặt đất và dưới mặt đất cao nhất tại nhóm cấp tuổi V (211,86 tấn/ha), thấp nhất là rừng là nhóm cấp tuổi II (146,9 tấn/ha) và rừng tái sinh tự nhiên (156,29 tấn/ha). Lượng hấp thụ CO2 trên mặt đất và dưới mặt đất cao nhất là cấp tuổi V (776,82 tấn/ha), thấp nhất là nhóm cấp tuổi III (538,65 tấn/ha) và rừng Đước đôi tái sinh tự nhiên là 537,05 tấn/ha.

Tài liệu tham khảo

Phạm Thế Dũng, 2011. Đánh giá chất lượng rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng thuần loại, đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế quản lý nhằm phát triển bền vững rừng phòng hộ Cần Giờ. Báo cáo tổng kết đề tài, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

Kiều Tuấn Đạt, 2023. Nghiên cứu trẻ hóa rừng, nâng cao giá trị, sức chống chịu của rừng phòng hộ Cần Giờ. Báo cáo giám định đề tài. Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

Huỳnh Đức Hoàn, Bùi Nguyễn Thế Kiệt, Cao Huy Bình, Viên Ngọc Nam, 2018. Sinh khối của quần thể Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4/2018.

Huỳnh Đức Hoàn, Bùi Nguyễn Thế Kiệt, Phan Văn Trung, Viên Ngọc Nam, 2018. Trữ lượng carbon của quần thể Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 24/2018.

Phạm Quang Thu, 2011. Nghiên cứu, điều tra tình hình sâu bệnh hại cây Đước (Rhizophoza apiculata), cây Mấm trắng (Avicennia alba) rừng ngập mặn Cần Giờ Thành Phố Hồ Chí Minh và đề xuất quản lý dịch hại. Báo cáo tổng kết đề tài, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

Tải xuống

Đã xuất bản

15-07-2024

Số lượt xem tóm tắt

22

PDF Tải xuống

17

Cách trích dẫn

[1]
Đạt, K.T. 2024. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CARBON CỦA QUẦN THỂ ĐƯỚC ĐÔI (Rhizophora apiculata Blume) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 7 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>