XÁC ĐỊNH CHU KỲ KINH DOANH TỐI ƯU RỪNG TRỒNG KEO LAI THEO QUAN ĐIỂM KINH TẾ TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH


Các tác giả

  • Đỗ Anh Tuân Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chu kỳ kinh doanh, hiệu quả kinh tế, phân tích tài chính, rừng trồng Keo lai,, năng suất gỗ,, NPV,

Tóm tắt

Hiện nay, chu kỳ kinh doanh (tuổi khai thác) rừng trồng Keo lai thường được chọn là 5 hoặc 6 năm theo kinh nghiệm mà chưa dựa trên cơ sở đánh giá năng suất gỗ và phân tích tài chính, do vậy lợi nhuận thu được trên đơn vị diện tích rừng trồng thường thấp. Nghiên cứu này xác định năng suất, tỷ lệ các loại gỗ, phân tích một số chỉ tiêu tài chính và phân tích độ nhạy của rừng trồng Keo lai của Công ty Lâm nghiệp Lương Sơn ở 5 chu kỳ kinh doanh khác nhau (5,6,7,8 và 9 năm) làm cơ sở lựa chọn chu kỳ kinh doanh tối ưu về mặt kinh tế. Kết quả cho thấy chu kỳ kinh doanh có ảnh hưởng quyết định đến trữ lượng, năng suất, tỷ lệ các loại gỗ, và hiệu quả tài chính. Trữ lượng tăng dần từ tuổi 5 đến tuổi 9, và tuổi thành thục sản lượng vào 7,5 năm. Năng suất gỗ, tỷ lệ các loại gỗ có giá bán cao cũng tăng dần theo chu kỳ kinh doanh. Khi kéo dài chu kỳ kinh doanh, mức gia tăng và doanh thu nhanh và lớn hơn nhiều so với mức gia tăng về chi phí do sự gia tăng năng suất gỗ và tỷ lệ các loại gỗ có giá bán cao ở các chu kỳ kinh doanh dài. Ở các mức lãi suất vay thấp (8,5% và 10,0%/năm), các chỉ tiêu NPV và NPV/ha/năm đều có sự gia tăng rõ rệt theo chiều tăng của chu kỳ doanh; trong đó có sự gia tăng nhanh chóng về các chỉ tiêu này khi tăng chu kỳ kinh doanh lên 7 năm, sau đó tăng dần ở các chu kỳ dài hơn (8 và 9 năm). Ở các mức lãi suất cao hơn (12,0 đến 14,0%/năm), chu kỳ kinh doanh tối ưu về mặt tài chính là 7 năm. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, chu kỳ kinh doanh Keo lai đề xuất là từ 7 năm, thay vì 5 hay 6 năm như hiện nay.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trọng Bình, 2003. Lập biểu cấp đất và biểu thể tích tạm thời cho rừng Keo lai trồng thuần loài. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT.

2. Boardman. Anthony E., David H. Greenberg, Aidan R.Vining, and David L. Weimer, 2011. Cost - Benefit Analysis: Concepts And Practice (4th Edition). Pearson series in Economics.

3. Đoàn Hoài Nam, 2006. Hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai tại một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT.

4. Đặng Thành Nhân, 2007. Xác định năng suất và hiệu quả rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Ma Drắc làm cơ sở đề xuất biện pháp kinh doanh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lâm nghiệp.

5. Nguyễn Huy Sơn et al., 2005. Đặc điểm sinh trưởng của Keo lai và tuổi thành thục công nghệ của rừng trồng ở vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT.

6. Đào Quyết Thắng, 2012. Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Lương Sơn - Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lâm nghiệp.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

16

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Tuân, Đỗ A. 2024. XÁC ĐỊNH CHU KỲ KINH DOANH TỐI ƯU RỪNG TRỒNG KEO LAI THEO QUAN ĐIỂM KINH TẾ TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết