NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRÔM (Sterculia foetida L. ) PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI VÙNG NAM TRUNG BỘ
Từ khóa:
Đặc điểm lâm học, Trôm,, GumTóm tắt
Tại khu vực Nam Trung Bộ, loài Trôm có phân bố tự nhiên chủ yếu ở trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác và tập trung nhiều tại các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Trôm thường mọc ở nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 15 0 , độ cao dưới 400 m so với mực nước biển. Trôm có khả năng sống trong điều kiện nắng nóng, khô hạn với nền nhiệt độ cao, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa. Trôm cũng thường phân bố trên đất có khả năng thoát nước tốt, hàm lượng dinh dưỡng thấp. Tổ thành lâm phần nơi có loài Trôm phân bố thường đơn giản, từ 12 đến 15 loài, mật độ thấp, cây mọc phân tán và chiếm ưu thế là các loài cây tiên phong ưa sáng. Mật độ tái sinh của lâm phần điều tra là tương đối thấp nhưng tái sinh của Trôm lại cao, dao động từ 1.000 - 3.400 cây/ha, cây con có phẩm chất tốt và nguồn gốc tái sinh chủ yếu từ hạt, cây tái sinh chủ yếu phân bố quanh gốc cây m
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thế Dũng, 2010. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa có giá trị ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận. Báo cáo tổng kết đề tài 2010. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
2. Trần Hợp, 2002, Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phùng Văn Khen, 2018. Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và khai thác mủ cây Trôm (Sterculia foetida L.) ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.
4. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Đặng Văn Thuyết, 2009, Kỹ thuật trồng Trôm, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.