SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ


Các tác giả

  • Vũ Đức Bình`` Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Phạm Tiến Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Phạm Xuân Đỉnh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thảo Trang Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Hải Thành Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Công Định Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thanh Nga Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Hà Văn Thiện Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Hà Văn Thiện Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

Từ khóa:

Năng suất, Huỷnh, sinh trưởng

Tóm tắt

Kết quả điều tra, đánh giá 16 mô hình rừng trồng Huỷnh ở các tỉnh vùng
Bắc Trung Bộ cho thấy, Huỷnh đang được trồng với mục đích cung cấp gỗ
lớn theo 3 phương thức gồm: Trồng thuần loài, trồng hỗn giao và trồng làm
giàu rừng. Nhìn chung, tỷ lệ sống các mô hình rừng trồng Huỷnh không
cao, dao động từ 34,55% đến 92,42%. Tỷ lệ sống của Huỷnh trong các mô
hình rừng trồng có xu hướng giảm dần theo tuổi. Tại tuổi 4, tỷ lệ sống trung
bình của Huỷnh trong các mô hình đạt từ 82,13% đến 96,0%, đến giai đoạn
13 - 15 tuổi tỷ lệ sống giảm xuống còn từ 58,18% đến 80,0% và đến tuổi 31
tỷ lệ sống chỉ còn 49,16%. Huỷnh là cây bản địa có sinh trưởng tương đối
nhanh. Ở các mô hình trồng thuần loài mật độ hiện tại từ 380 - 1.027
cây/ha; (D1,3) từ 0,88 - 1,64 cm/năm; (Hvn
) đạt từ 0,67 - 1,59 m/năm và
(∆M) đạt từ 2,75 - 14,35 m
3
/ha/năm. Trong các mô hình trồng rừng hỗn
loài, Huỷnh có sinh trưởng tốt hơn so với các loài cây bản địa như Sao đen,
Dầu rái, Sến trung và sinh trưởng chậm hơn so với Lát hoa và Keo tai
tượng. Mô hình trồng làm giàu rừng giai đoạn 6 tuổi và 8 tuổi có (D1,3)
0,82 - 0,85 cm/năm; (Hvn
) 0,68 - 0,80 m/năm. Mô hình rừng trồng
thuần loài 23 tuổi tại Quảng Bình có sinh trưởng tốt nhất với D1,3
= 29,0 cm;
Hvn = 22,9 m; Dt
= 5,1 m; mật độ hiện tại là 434 cây/ha, trữ lượng đạt
330,0 m
3
/ha, (M) đạt 14,35 m
3
/ha/năm. Tại tuổi 4, cây Huỷnh đạt thể tích
trung bình là 0,0107 m
3
/cây, đến tuổi 23 đạt 0,5160 m
3
/cây, tuổi 26 đạt
0,7069 m
3
/cây và đến tuổi 31 đạt 0,7159 m
3
/cây

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2014. Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái.

2. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Giáo trình Thực vật rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Phạm Xuân Đỉnh, Vũ Đức Bình, Nguyễn Thị Liệu, Nguyễn Hải Thành, Lê Công Định, Hà Văn Thiện, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thảo Trang, 2020. Báo cáo chuyên đề “Đánh giá thực trạng và phân chia lập địa trồng rừng Huỷnh có năng suất cao cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ ”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Tử Kim, Nguyễn Đình Hưng, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Tử Ưởng, 2015. Át-lát cấu tạo, tính chất gỗ, tre Việt Nam tập II. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Xuân Quát, Lê Minh Cường, 2013. Thực trạng và kết quả nghiên cứu trồng rừng cây bản địa ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam số 3, tr 2920 - 2930.

7. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông lâm nghiệp trên máy vi tính. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

22

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Bình``, V. Đức, Hùng, P.T., Đỉnh, P.X., Trang, N.T.T., Thành, N.H., Định, L.C., Nga, N.T.T., Thiện, H.V. và Thiện, H.V. 2024. SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>