NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) TỪ HẠT


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thanh Nga Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Trần Thị Tường Vân Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Phạm Tiến Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Phạm Xuân Đỉnh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Vũ Đức Bình Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Hoàng Thị Thiết Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thảo Trang Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Thị Như Nguyệt Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thúy Nga Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

Từ khóa:

Nhân giống, Huỷnh,, đặc điểm sinh lý

Tóm tắt

Huỷnh là loài cây bản địa gỗ lớn có giá trị sử dụng làm đồ mộc và xây dựng.
Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh lý hạt giống và
kỹ thuật nhân giống cây Huỷnh từ hạt phục vụ trồng rừng tại các tỉnh miền
Trung. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt Huỷnh thu hái ở vùng Bắc Trung Bộ
và Nam Trung Bộ có độ ẩm trung bình là 13,38%. Tỷ lệ nảy mầm ban đầu
trung bình của hạt Huỷnh là 81,25%. Thời kỳ nảy mầm của hạt từ 19 đến 21
ngày. Hạt bắt đầu nảy mầm sau 5 ngày gieo và đạt tỷ lệ cao nhất vào ngày thứ
9. Sau 15 ngày, số lượng hạt nảy mầm không đáng kể. Xử lý hạt Huỷnh chỉ cần
ngâm hạt trong thuốc tím 0,1% 15 phút và gieo trong cát ẩm. Thành phần hỗn
hợp ruột bầu tốt nhất là 90% đất mùn tơi xốp + 9% phân chuồng hoai + 1%
phân lân. Huỷnh cần che sáng 50% trong giai đoạn từ khi cấy cây mầm đến 1
tháng tuổi, giai đoạn 2 đến 9 tháng tuổi chỉ cần che sáng 25% là phù hợp.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2006. Quyết định số 4108 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy trình kỹ thuật trồng rừng Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 144 - 2006.

2. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2014. Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái.

3. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Giáo trình Thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Tử Kim, Nguyễn Đình Hưng, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Tử Ưởng, 2015. Át-lát cấu tạo, tính chất gỗ, tre Việt Nam tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

7

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Nga, N.T.T., Vân, T.T.T., Hùng, P.T., Đỉnh, P.X., Bình, V. Đức, Thiết, H.T., Trang, N.T.T., Nguyệt, L.T.N. và Nga, N.T.T. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) TỪ HẠT. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>