NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY GỤ LAU (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) TỪ HẠT Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Kim Vui Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Liệu Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Vũ Đức Bình`` Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Hải Thành Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thanh Nga Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Xuân Toàn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Công Định Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

Từ khóa:

Mức độ che sáng, Gụ lau, tỷ lệ nảy mầm, thành phần ruột bầu,, sinh trưởng cây con

Tóm tắt

Gụ lau là cây gỗ lớn bản địa có giá trị sử dụng làm đồ trang trí nội thất và
đồ gia dụng. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu nhân giống cây Gụ lau
từ hạt để sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng tại các tỉnh miền Trung.
Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Gụ lau từ hạt cho thấy xử lý
hạt giống cây Gụ lau cần dùng nước sôi 100
o
C và để nguội dần đến nhiệt
độ phòng trong 8 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch và để ráo rồi đem gieo trên luống
có cát ẩm, cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Che sáng 50% trong giai đoạn từ
khi cấy cây mầm đến giai đoạn 3 tháng tuổi giúp cây con sinh trưởng tốt
nhất. Nhưng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 che sáng 25 - 50% là phù hợp.
Sau 6 tháng có thể dỡ bỏ giàn che hoàn toàn để huấn luyện cây con trước
khi đem trồng. Mặc dù thành phần hỗn hợp ruột bầu không ảnh hưởng đến
tỷ lệ sống của cây con nhưng đã ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường
kính gốc và chiều cao vút ngọn cây Gụ lau giai đoạn 6 tháng tuổi, thành
phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm 89% đất + 10% phân chuồng hoai + 1%
lân có tác dụng tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2020. Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng tính đến ngày 31/12/2019. (Kèm theo Quyết định số 1423/QĐ - BNN - TCLN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019).

2. Nicolas Wittmann, Hồ Đắc Thái Hoàng, Lê Thái Hùng, Till Pistorius, Maximilian Roth, 2019. Nghiên cứu lâm sinh phục hồi rừng ven biển Việt Nam.

3. Nguyễn Thị Liệu, 2018. Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng Keo lưỡi liềm ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sỹ Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

18

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Vui, N.T.K., Liệu, N.T., Bình``, V. Đức, Thành, N.H., Nga, N.T.T., Toàn , L.X. và Định, L.C. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY GỤ LAU (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) TỪ HẠT Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>