NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA LOÀI CÂY SẾN TRUNG (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) VỚI CÁC LOÀI KHÁC TRONG RỪNG TỰ NHIÊN Ở HUYỆN NAM ĐÔNG VÀ PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Các tác giả

  • Vũ Đức Bình`` Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ
  • Nguyễn Văn Lợi Trường Đại học Nông Lâm Huế
  • Lê Xuân Trường Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Cấu trúc rừng, chất lượng cây rừng, phân bố tần số, mô hình tuyến tính hỗn hợp

Tóm tắt

Sến trung (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) là cây gỗ lớn thuộc họ Mùng quân (Flacourtiaceae). Kết quả điều tra trong các trạng thái rừng tự nhiên tại huyện Nam Đông và Phú Lộc cho thấy, Sến trung có đường kính và chiều cao bình quân lớn hơn so với đường kính, chiều cao bình quân của lâm phần. Tổ thành tầng cây cao dao động từ 29 đến 56 loài. Các loài chiếm ưu thế như Dẻ gai sapa, Trâm mốc,
Trám trắng, Mít nài, Ngát, Chò đen, Trâm tán, Máu chó và Trường vải. Sến trung không phải là loài chiếm ưu thế sinh thái và ít có vai trò trong việc kiến tạo hoàn cảnh rừng. Các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu đều có 3 tầng tán (A1, A2, A3), trong đó Sến trung tập trung chủ yếu ở tầng A2. Sự chênh lệch về chiều cao bình quân của Sến trung so với lâm phần là đáng kể. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra ô 6 cây và căn cứ vào chỉ số tần suất xuất hiện để xác định mối quan hệ giữa Sến trung và các loài khác trong rừng tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, Sến trung thường phân bố rải rác ở các trạng thái rừng tự nhiên hỗn loài lá rộng thường xanh với tính quần thụ của Sến trung rất thấp. Có 25 loài cây xuất hiện cùng loài Sến trung và loài cây bạn rất hay gặp với Sến trung là Dẻ gai Sapa, Trám trắng, Chò đen; Trám trắng và Dẻ gai Sapa. Đây là những loài cây
bạn có thể trồng rừng hỗn giao với Sến trung.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Lê Thị Diên, Trần Minh Đức, Lê Thái Hùng, Võ Thị Minh Phương, Nguyễn Hợi, 2009. Kỹ thuật gây trồng cây rừng bản địa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Hợp, 2000. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Hoàng Văn Thắng, 2003. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong rừng tự nhiên. Thông tin

Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp, Số 1, trang 2 - 5.

Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp

trên máy vi tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Thái Văn Trừng, 1998. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ

thuật, Hà N ội.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

17

PDF Tải xuống

11

Cách trích dẫn

[1]
Bình``, V. Đức, Lợi, N.V. và Trường, L.X. 2024. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA LOÀI CÂY SẾN TRUNG (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) VỚI CÁC LOÀI KHÁC TRONG RỪNG TỰ NHIÊN Ở HUYỆN NAM ĐÔNG VÀ PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>