NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG KÍN THƯỜNG XANH ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Phan Minh Xuân Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Tp. HCM

Từ khóa:

Rừng phòng hộ, Tổ thành loài,, Độ tàn che, Ưu hợp, Tái sinh

Tóm tắt

Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú tỉnh Đồng Nai
có thành phần thực vật phong phú và đa dạng, đa số các loài cây thuộc họ Dipterocarpaceae,
Euphorbiaceae, Fabaceae, Myrtaceae, Annonaceae, Tiliaceae,… Qua kết quả nghiên cứu đã cho
thấy thành phần cây thân gỗ có 71 loài, 49 chi thuộc 36 họ thực vật gồm có 40 loài thuộc gỗ lớn, 22
loài gỗ trung bình và 9 loài gỗ nhỏ, trong đó có 5 loài thuộc sách đỏ Việt Nam. Thành phần thực vật
tại khu vực tạo nên hai ưu hợp chính, đó là: ưu hợp 1: Cầy+Dầu song nàng+Sến cát+Chò chai+…
và ưu hợp 2: Bằng lăng ổi+Dầu rái+Săng đen+Dầu song nàng+… Cấu trúc đứng của rừng bao gồm
3 tầng tán, đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao lệch trái phù hợp phân bố Weibull ở ưu hợp 1
và phân bố Normal ở ưu hợp 2; Cấu trúc ngang của rừng có dạng phân bố giảm phù hợp với phân
bố Mayer cho cả hai ưu hợp, phần lớn số cây thuộc cấp phẩm chất tốt và trung bình. Độ tàn che của
ưu hợp 1 là 0,76, ưu hợp 2 là 0,71 và trung bình của rừng là 0,74. Ưu hợp 1 có mật độ 654 cây/ha,
tiết diện ngang 28,7 m
2
/ha và trữ lượng là 259,2 m
3
/ha; ở ưu hợp 2 có mật độ 747 cây/ha, tiết diện
ngang 30,4 m
2
/ha và trữ lượng là 264,6 m
3
/ha. Mật độ tái sinh của rừng tại khu vực nghiên cứu cao,
dao động khoảng 13.639 cây/ha (ưu hợp 1) đến 18.667 cây/ha (ưu hợp 2).

Tài liệu tham khảo

/1. Võ Văn Chi, 2003. Từ điển thực vật thông dụng (tập I và II), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ

thuật, Tp. Hồ Chí Minh.

/2. Nguyễn Duy Chuyên và Ngô An, 1997. Sinh thái, lâm học rừng cây họ Dầu vùng Đông Nam

Bộ.

/3. Bùi Việt Hải, 2000. Giáo trình thống kê trong lâm nghiệp. Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí

Minh.

/4. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp.Hồ Chí Minh.

/5. Giang Văn Thắng, 2003. Giáo trình điều tra rừng. Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

/6. Nguyễn Văn Thêm, 2002. Sinh thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp.HCM.

/7. Thái Văn Trừng, 1970 – 1978. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản

Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

/8. T. Smitinand, J.E. Vidal and Pham Hoang Ho, 1990. Flore Cambodge Laos – Vietnam. 123

pages

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

14-01-2024

Cách trích dẫn

[1]
Xuân , P.M. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG KÍN THƯỜNG XANH ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết