ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG BĂNG CHẶT, MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY CHÒ XANH (Terminalia myriocarpa) TẠI VÙNG TÂY BẮC


Các tác giả

  • Đinh Công Trinh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Lương Thế Dũng Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản
  • Hà Văn Tiệp Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Phạm Đức Chiến Ban Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Triệu Văn Hùng Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Chò xanh, cây bản địa, Tây Bắc,, trồng rừng thâm canh

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng các loài cây bản địa có giá trị để phục hồi rừng và trồng thâm canh cung cấp gỗ lớn là một trong định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển lâm nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Hiện nay, số loài cây bản địa sử dụng để trồng làm giàu rừng và trồng rừng sản xuất gỗ lớn tại Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng còn rất ít. Đối với vùng Tây Bắc 2 loài cây bản địa là Sa mộc (Cunninghamia lanceolata) và Vối thuốc (Schima
wallichii) được xác định là hai loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và trong 23 loài cây được xác định là loài cây chủ yếu cho trồng rừng thì chỉ có 10 loài cây bản địa. Do vậy, nghiên cứu bổ sung thêm các loài cây bản địa để trồng
rừng tại vùng Tây Bắc là rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là trồng rừng cung cấp gỗ lớn. Chò xanh (Terminalia myriocarpa) là cây gỗ lớn bản địa có giá trị tại vùng Tây Bắc, nhưng chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật gây trồng. Nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của độ rộng băng chặt, mật độ trồng và lượng phân bón lót đến sinh trưởng của cây Chò xanh. Kết quả sau 4,5 năm trồng cho thấy đối với mô hình làm giàu rừng bằng Chò xanh, băng chặt rộng 4,5m (bằng ½ chiều cao tán rừng làm giàu) là phù hợp, cây có tỷ lệ sống đạt 86%, đường kính gốc 3,86cm, chiều cao vút ngọn 3,56 m, đường kính tán 1,87 m. Mật độ trồng 1.111 cây/ha (cự ly trồng 3 x 3 m)
là phù hợp cho trồng rừng trồng thâm canh, cây có tỷ lệ sống đạt 75%, đường kính gốc 3,86 cm, chiều cao vút ngọn 3,55 m, đường kính tán 1,89 m. Kết quả sau 3,5 năm trồng cho thấy liều lượng bón lót 300 g phân NPK (5:10:3)/hố là
phù hợp cho trồng thâm canh, cây có tỷ lệ sống đạt 81,66%, đường kính gốc 2,42 cm, chiều cao vút ngọn 2,49 m, đường kính tán 1,53 m.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ NN&PTNT, 2013. Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN, ngày 8/7/2013, quyết định phê duyệt “ Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”.

2. Bộ NN&PTNT, 2014. Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN, ngày 17/11/2014, quyết định ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp.

3. Bộ NN&PTNT, 2018. Quyết định số 1187/QĐ-BNN-TCLN, ngày 03/04/2018, quyết định công bố hiện trạng rừng năm 2017.

4. Trần Văn Con, 2006. Phục hồi các hệ sinh thái rừng thoái hóa: Tổng quan kết quả nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê.

5. Vũ Văn Dũng, 2009. Vietnam forest trees. Forest inventory and planning institute. Second edition.

6. Ngô Kim Khôi, 2001. Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Hải Tuất, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Trinh, Đinh C., Dũng, L.T., Tiệp, H.V., Chiến, P. Đức và Hùng, T.V. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG BĂNG CHẶT, MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY CHÒ XANH (Terminalia myriocarpa) TẠI VÙNG TÂY BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả