ĐẶC ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TRÊN NÚI PHÚ CƯỜNG TẠI HUY ỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG


Các tác giả

  • Kiều Tuấn Đạt Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Kiều Tuấn Đạt Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Lê Thành Công Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang
  • Bùi Việt Hải Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Từ khóa:

Đặc điểm lâm học, tầng cây cao,, cây tái sinh

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trên núi Phú Cường tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được thực hiện năm 2019. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được cấu trúc, đa dạng tầng cây gỗ và đặc điểm lớp cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng. Nghiên cứu được thực hiện trên 09 ô tiêu chuẩn với diện tích 2.000 m 2 /ô đối với tầng cây cao và 36 ô điều tra tái sinh diện tích 25 m 2 /ô trên 3 dạng địa hình: chân (ĐH1), sườn (ĐH2), đỉnh (ĐH3). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: (i) Theo dạng địa hình, có sự giảm về số họ thực vật và số cây cá thể theo thứ tự sườn - chân - đỉnh. Toàn khu vực có 38 họ và 75 loài thực vật, trong đó 8 họ thực vật có chỉ số IVI trên 5%. Phân bố số cây, tổng tiết diện ngang và trữ lượng rừng theo các cấp đường kính hoặc chiều cao đều không khác biệt nhiều giữa các dạng địa hình; (ii) Đặc trưng của phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính (N/D1,3 ) đều là phân bố giảm, của phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) đều là phân bố một đỉnh, hơi lệch trái. Số họ thực vật và số loài cây gỗ xuất hiện ở dạng ĐH2 cao hơn so với dạng ĐH1 và dạng ĐH3. Đa dạng loài cây gỗ của cả trạng thái rừng (d = 6,10), chỉ số ưu thế Simpson (1 - λ) của toàn trạng thái trong khoảng 0,91 - 0,95; (iii) Tổ thành nhóm loài cây tái sinh ưu thế không giống nhau giữa các dạng địa hình. Các loài cây tái sinh có tổ thành tương đối giống như tổ thành tầng cây cao và có từ 3 đến 5 loài tham gia vào tổ thành chính. Căn cứ vào tỷ lệ cây có chiều cao lớn hơn 1,0 m, có chất lượng từ trung bình trở lên và có nguồn gốc hạt thì mật độ cây tái sinh có triển vọng là 1.594 cây/ha (ĐH1), 1.855 cây/ha (ĐH2) và 1.200 cây/ha (ĐH3). Biện pháp kỹ thuật lâm sinh để bảo tồn đa dạng thực vật tập trung vào công tác khoanh nuôi hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế và bảo tồn cao. Riêng đối với địa hình cao trên đỉnh núi (ĐH1) cần bảo vệ nghiêm ngặt để không làm ảnh hưởng đến tái sinh diễn thế tự nhiên của rừng.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018. Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTN ngày 16/11/2018 Quy địnhvề điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

2. Lê Thành Công, 2019. Đặc điểm lâm học của kiểu rừng kín thường xanh lá rộng nhiệt đới tại khu vực núi Phú Cường, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

3. Bùi Việt Hải, 2017. Ứng dụng Mô hình hóa trong nghiên cứu lâm sinh. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

4. Vũ Tiến Hinh, 1991. Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên, Tạp chí Lâm nghiệp, số 2, Bộ Lâm nghiệp.

5. Nguyễn Văn Thêm, 2010. Phân tích số liệu quần xã thực vật rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 379 trang.

6. Thái Văn Trừng, 1998. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nộ

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

10

PDF Tải xuống

4

Cách trích dẫn

[1]
Đạt, K.T., Đạt, K.T., Công, L.T. và Hải, B.V. 2024. ĐẶC ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TRÊN NÚI PHÚ CƯỜNG TẠI HUY ỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

Các bài báo tương tự

1 2 3 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.