ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ NGÂM NƯỚC ĐẾN THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA GỖ GÁO TRẮNG (Neolamarckia cadamba)


Các tác giả

  • Tạ Thị Phương Hoa Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Minh Nguyệt Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Gáo trắng, ngâm nước, chất tan trong lạnh, chất tan trong nước

Tóm tắt

Xử lý ngâm gỗ Gáo trắng trong nước ở nhiệt độ thường trong 7 ngày đêm đã làm hàm lượng các chất tan trong nước nóng, nước lạnh giảm đáng kể, hàm lượng lignin tăng không nhiều, hàm lượng xenlulo gần như không thay đổi. Tỷ lệ dãn nở thể tích lớn nhất của gỗ Gáo trắng không qua ngâm nước là 8,43%, của gỗ qua ngâm nước là 9,08%, lớn hơn 7,71% so với gỗ không ngâm nước. Có sự khác biệt về khối lương riêng khô kiệt, độ bền nén dọc và độ bền nén ngang của gỗ qua ngâm nước so với gỗ không ngâm nước. Khối lượng riêng khô kiệt của gỗ không ngâm nước bằng 0,393 g/cm3 , của gỗ ngâm nước bằng 0,384 g/cm3, giảm 2,16% so với gỗ không ngâm nước. Độ bền nén dọc của gỗ ngâm nước giảm 3,75% và độ bền nén ngang xuyên tâm giảm 5,87% so với gỗ không ngâm nước.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quang Diễn, 2010. Các bài thí nghiệm hóa học gỗ và xenluloza, thí nghiệm chuyên ngành, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

2. Hoàng Thúc Đệ, 2003. Định phẩm gỗ tròn nguyên liệu sản xuất ván dán. Báo cáo kết quả NCKH đề tài cấp Bộ.

3. Tạ Thị Phương Hoa, 2012. Nghiên cứu nâng cao chất lượng gỗ Trám trắng (Canarium album Lour. Raeusch) bằng phương pháp biến tính. Luận án tiến sĩ kỹ thuật. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Tạ Thị Phương Hoa, 2013. Nghiên cứu nâng cao độ bền gỗ bằng phương pháp biến tính hóa học để sản xuất đồ gỗ nội ngoại thất. Báo cáo kết quả đề tài KHCN thành phố Hà Nội. Trường Đại học Lâm nghiệp, Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội.

5. Hồ Thu Thủy, 2004. Nghiên cứu một số giải pháp nhằm rút ngắn thời gian sấy gỗ. Luận án tiến sĩ kỹ thuật. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Viện Công nghiệp giấy và xenlulo, 2004. Giấy và bột giấy - Sổ tay phòng thí nghiệm.

7. TCVN 8048 - 1÷16:2009, Gỗ - Phương pháp thử cơ lý

8. TAPPI T 264 cm - 97 Preparation of wood for chemical analysis

9. TAPPI T 211 om - 93 Ash in wood and pulp

10. TAPPI T 207 cm - 99 Water solubility of wood and pulp

11. TAPPI T 204 cm - 97 Solvent extractives of wood and pulp

12. TPPI T 17 wd - 70 Celluolse in wood

13. TAPPI T 222 om - 98 Lignin in wood and pulp

14. .C.Cерговский, А.И.Расев, 1987. Гидротермическая обработка и консервирование древесины, Издательство “Лесная промышленность”, Москва. 360 стр.

15. ГОСТ 16483.21 - 72* “Древесина. Методы отбора обрзцов для определения физико - механических свойств после технологической обработки”

16. ГОСТ 16483.10 - 73 “Древесина. Метод определения предела прочности на сжатие вдоль волокон”

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 3

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hoa, T.T.P. và Nguyệt, N.T.M. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ NGÂM NƯỚC ĐẾN THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA GỖ GÁO TRẮNG (Neolamarckia cadamba). TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả