ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ NHIỆT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC GỖ KEO LAI


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Minh Nguyệt Viện Công nghiệp gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Mạnh Tường Viện Công nghiệp gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Độ bền cơ học, gỗ keo lai, xử lý nhiệt

Tóm tắt

Công nghệ xử lý gỗ bằng nhiệt độ cao là công nghệ thân thiện với môi
trường và phù hợp trong việc cải thiện chất lượng gỗ. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp gỗ xử lý nhiệt lại có tính chất cơ học thấp hơn so với
gỗ không xử lý. Nghiên cứu này đã tiến hành xử lý gỗ keo lai ở nhiệt độ
từ 210oC đến 230oC trong điều kiện môi trường có khí ni tơ (N2) bảo vệ
trong thời gian từ 2h đến 6h, đồng thời một số tính chất cơ học của gỗ keo
lai gồm: độ bền uốn tĩnh, mô đun đàn hồi uốn tĩnh, độ ròn của gỗ trước và
sau khi xử lý cũng được xác định. Kết quả phân tích phương sai đa nhân
tố thể hiện, 3 nhân tố ảnh hưởng gồm nhiệt độ, thời gian, vị trí theo
phương ngang thân cây (gỗ dác, gỗ lõi) đều có ảnh hưởng rõ đến độ bền
uốn tĩnh và độ ròn của gỗ, tuy nhiên, các nhân tố này ảnh hưởng không
lớn đến mô đun đàn hồi uốn tĩnh. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian
xử lý đến các tính chất này không tồn tại ngoại trừ độ ròn của gỗ. Các
chỉ tiêu cơ học này của gỗ đều có xu hướng giảm khi tăng nhiệt độ và
thời gian xử lý.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Chứ và Vũ Mạnh Tường, 2015. Ảnh hưởng của xử lý nhiệt đến khả năng chịu ẩm của gỗ keo lai, nông thôn (262): 128 - 132.

2. Phạm Văn Chương và Vũ Mạnh Tường, 2013. Ảnh hưởng của xử lý nhiệt đến một số tính chất vật lý của gỗ Keo lá tràm đã xử lý chậm cháy, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2): 87 - 92.

3. Michiel J. Boonstra và Bôke Tjeerdsma, 2006. Chemical analysis of heat treated softwoods, Eur. J. Wood Wood Prod. 64(3): 204 - 211.

4. Tran Van Chu, 2013. Improvement of Dimensional Stability of Acacia mangium Wood by Heat Treatment: A Case Study of Vietnam, Journal of Forest Science 29(2): 109 - 115.

5. B. Esteves và H. Pereira, 2009. Wood modification by heat treatment: A review, Bioresources 4(1): 370 - 404.

6. D. P. Kamdem, A. Pizzi, và A. Jermannaud, 2002. Durability of heat - treated wood, European Journal of Wood and Wood Products 60(1): 1 - 6.

7. G. H. Kim, K. E. Yun, và J. J. Kim, 1998. Effect of heat treatment on the decay resistance and the bending properties of radiata pine sapwood, Material Und Organismen 32(2): 101 - 108.

8. D. Kocaefe, J. L. Shi, D. Q. Yang, và M. Bouazara, 2008. Mechanical properties, dimensional stability, and mold resistance of heat - treated jack pine and aspen, Forest Products Journal 58(6): 88 - 93.

9. L. X. Phuong, S. Shida, và Y. Saito, 2007. Effects of heat treatment on brittleness of Styrax tonkinensis wood, Journal of Wood Science 53(3): 181 - 186.

10. Vu Manh Tuong và Jian Li, 2010. Effect of heat treatment on the change in color and dimensional stability of acacia hybrid wood, BioRes. 5(2): 1257 - 1267.

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 3

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Nguyệt, N.T.M. và Tường, V.M. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ NHIỆT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC GỖ KEO LAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả