THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA GÂY TRỒNG MẮM TRẮNG (Avicennia alba Blume) Ở VÙNG VEN BIỂN TÂY NAM BỘ


Các tác giả

  • Lê Văn Thành Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Hạ Đình Long Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Phạm Ngọc Thành Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Tạ Văn Hân Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Đoàn Thanh Tùng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Trương Quang Trí Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Nguyễn Xuân Đài Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Hà Văn Năm Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Nguyễn Út Nhỏ Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ

Từ khóa:

Mắm trắng, cây ngập mặn, điều kiện gây trồng, sinh trưởng

Tóm tắt

Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai, bảo vệ bờ biển, là bể chứa carbon, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu. Tại vùng ven biển Tây Nam Bộ, Mắm trắng là một trong những loài cây ngập mặn được gây trồng chính. Hiện nay, Mắm trắng được trồng nhiều nhất ở tỉnh Trà Vinh (3.003,74 ha), ít nhất ở tỉnh Tiền Giang (62,0 ha). Mắm trắng sau 15 năm trồng ở xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và ở xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển; xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau cho sinh trưởng nhanh, đáp ứng mục tiêu phòng hộ tốt nhất. Điều kiện lập địa gây trồng Mắm trắng từ thuận lợi đến khó khăn. Đất nơi trồng Mắm trắng hiện nay ít chua; Mắm trắng có thể trồng và cho sinh trưởng phát triển tốt trên đất có hàm lượng mùn tổng số từ rất nghèo đến giàu, hàm lượng đạm tổng số từ mức nghèo đến giàu, hàm lượng lân tổng số và kali tổng số ở mức giàu, đất có độ mặn nhiều đến mặn muối; độ thành thục của đất từ bùn chặt đến đất cát pha, nhưng tốt nhất là trồng trên đất bùn cứng đến sét cứng.

Tài liệu tham khảo

Quốc hội, 2017. Luật Lâm nghiệp. Luật số 16/2017/QH14.

Thủ tướng Chính phủ, 2016. Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 về một số Chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Chính phủ, 2021. Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 4/10/2021 về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với BĐKH và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030”.

Ngô Đình Quế và Võ Đại Hải, 2012. Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển: Thực trạng và giải pháp. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và PTNT. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Đặng Công Bửu, 2006. Đặc điểm sinh trưởng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng và các loài Dà vôi, Vẹt tách, Su Mekong và Mắm trắng. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng kỹ thuật rừng ngập mặn Minh Hải - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Phương Đông, thành phố Hồ Chí Minh.

Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016. Quyết định số 5365/QĐ-BNN-TCLN ngày 23/12/2016 về ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng 6 loài cây ngập mặn: Mắm trắng, Mắm biển, Đước đôi, Đưng, Bần trắng và Cóc trắng.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6498: 1999 Chất lượng đất - Xác định Nitơ tổng số - Phương pháp Kendan (Kjeldahl) cải tiến.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6650: 2000 Chất lượng đất - Xác định độ dẫn điện riêng.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6656: 2000 Chất lượng đất - Xác định hàm lượng sunfat tan trong nước và tan trong axit.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5979: 2007 Chất lượng đất - Xác định pH.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8567: 2010 Chất lượng đất - Phương pháp xác định thành phần cấp hạt.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8569: 2010 Chất lượng đất - Phương pháp xác định các cation bazơ trao đổi - Phương pháp dùng amoni axetat.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8660: 2011 Chất lượng đất - Phương pháp xác định kali tổng số.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8940: 2011 Chất lượng đất - Xác định phospho tổng số - Phương pháp so màu.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8941: 2011 Chất lượng đất - Xác định carbon hữu cơ tổng số - Phương pháp Walkley Black.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8727: 2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định tổng hàm lượng và hàm lượng các ion thành phần muối hòa tan của đất trong phòng thí nghiệm.

Chi cục Kiêm lâm tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, 2021. Cung cấp số liệu cơ bản về rừng ngập mặn ở địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tiền Giang, 2021. Báo cáo cung cấp thông tin số liệu rừng ngập mặn, số 2964/SNN&PTNT-LN ngày 19/7/2021.

Ngô Đình Quế, Nguyễn Xuân Quát, 2012. Ứng dụng lập địa trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Tải xuống

Số lượt xem: 24
Tải xuống: 7

Đã xuất bản

15-10-2023

Cách trích dẫn

[1]
Thành, L.V., Long, H. Đình, Thành, P.N., Hân, T.V., Tùng, Đoàn T., Trí, T.Q., Đài, N.X., Năm, H.V. và Nhỏ, N. Út 2023. THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA GÂY TRỒNG MẮM TRẮNG (Avicennia alba Blume) Ở VÙNG VEN BIỂN TÂY NAM BỘ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 10 2023), 109–119.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>