NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH LAN KIM TUYẾN TƠ (Anoectochilus setaceus Blume) DƯỚI TÁN RỪNG TỰ NHIÊN TẠI TỈNH LAI CHÂU


Các tác giả

  • Triệu Thái Hưng Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Lan kim tuyến tơ, Trồng thâm canh, rừng tự nhiên

Tóm tắt

Lan kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus Blume) có phân bố tự nhiên ở tỉnh Lai Châu, là cây dược liệu quý hiếm, có giá trị dược liệu và kinh tế cao. Tuy nhiên, hiện nay các quần thể Lan kim tuyến tơ phân bố trong tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng, do tình trạng khai thác cạn kiệt. Các biện pháp trồng các loài lan kim tuyến hiện nay chủ yếu là quảng canh, hoặc trồng trong nhà lưới và sử dụng giống chủ yếu từ nuôi cấy mô. Việc trồng thâm canh dưới tán rừng tự nhiên chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng Lan kim tuyến tơ thâm canh dưới tán rừng tự nhiên để nâng cao năng suất, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen quý hiếm này là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 19 tháng tuổi, cây Lan kim tuyến tơ trong các mô hình thí nghiệm đều sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 80%. Sinh trưởng của cây Lan kim tuyến tơ trong các thí nghiệm trồng thâm canh đã có sự khác nhau, trong đó trồng thâm canh khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật: mật độ trồng thưa (13 cây/m2 hoặc 25 cây/m2) hoặc mật độ trồng dày (50 cây/m2); bón phân qua lá với liều lượng 0,02 ml Atonik 1.8 SL/m2; tưới nước 2 lần/ngày (mỗi lần 2 phút, liều lượng 4 lít/m2) và trồng vào giữa vụ Xuân (đầu tháng 2) là phù hợp nhất với điều kiện sinh thái, lập địa tại tỉnh Lai Châu. Cây Lan kim tuyến tơ trồng trong các công thức thí nghiệm có hàm lượng flavonoid và polysachaird tổng số cao so với loài lan kim tuyến tơ phân bố ngoài tự nhiên tại tỉnh Lai Châu, một phần có thể do sự tích lũy dinh dưỡng của loài trồng. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở áp dụng và phát triển loài cây quý, hiếm này dưới tán rừng tự nhiên tại tỉnh Lai Châu.

Tài liệu tham khảo

Averyanov L.V., 2008. The orchids of Vietnam illustrated survey, part 1. Turczaninowia, 11: 5-168.

Nguyễn Tiến Bân, 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Tập III.

Bon, T.N., Hung, T.T., Trung, P.D., Nguyen, T.C., Ha, D.T.H., Anh, N.T.H., Son, H.T., Long, T.H., Tuyen, P.Q., Khuong, N.V., Quy, T.H., Nam, V.V. and Do, T.V., 2020. Medicinal Plant, Anoectochilus: Distribution, Ecology, Commercial Value and Use in North Vietnam. Journal of Pharmaceutical Research International, 32(11), pp. 84-92.

Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN), 2007. Sách đỏ Việt Nam - Phần II. Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN), 2022. Tiêu chuẩn TCVN 13268-5:2022 Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 5: Nhóm cây dược liệu. Hà Nội.

Bộ Y tế, 2017. Dược điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Chính phủ, 2019. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Chính phủ, 2021. Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Duncan, D.B., 1955. Multiple Range and Multiple F-Tests. Biometrics, 11, 1-42, http://dx.doi.org/10.2307/3001478.

Đỗ Thị Gấm, Hoàng Đăng Hiếu, Phạm Bích Ngọc, Chu Hoàng Hà, 2017. Phân tích quan hệ di truyền của một số loài lan tại Việt Nam, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên thực vật lần 7. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 133-139.

Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Lai Châu, 2019. Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về Đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Triệu Thái Hưng, 2023. Bảo tồn, phát triển và xây dựng thương hiệu cây lan kim tuyến trên dãy Hoàng Liên Sơn tại tỉnh Lai Châu. Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh, Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, tr. 215.

Phan Xuân Huyên, Trần Thị Hoài Anh, Nguyễn Thị Phượng Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Hằng, Đinh Văn Khiêm, Hoàng Văn Cương, 2018. Nhân giống in vitro và ảnh hưởng của phân bón lá đến sự sinh trưởng cây Lan gấm tại Lâm Đồng. Tạp chí Dược liệu, tập 23, số 1/2018, tr. 52-59.

Nguyễn Thị Lam, Phạm Tiến Dũng, 2005. Giáo trình phương pháp thí nghiệm. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, tr. 204.

Chu Đình Liệu, 2017. Nghiên cứu nhân giống và trồng thử ngiệm cây Lan kim tuyến (Anoectochilus sp.). Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh, Trung Tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum, tr. 120.

Phan Xuân Bình Minh, 2019. Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững một số loài trong chi Kim tuyến (Anoectochilus Blume) ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tr. 156.

Phùng Văn Phê, 2011. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) để làm dược liệu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Báo cáo tổng kết khoa học đề tài cấp cơ sở. Trường Đại học Lâm nghiệp, tr.86.

Nguyễn Trọng Quyền, 2022. Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại tỉnh Thanh Hóa. Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp, tr. 193.

Nguyễn Thiện Tịch, 2001. Lan Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Quyển I.

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Kạn, 2017. Quyết định số: 1566/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành định mức kỹ thuật tạm thời một số cây trồng không có trong quyết định số: 3073/QĐ-BNN-KNCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Williams E.R., Harwood C.E., Matheson A.C., 2002. Experimental Design and Analysis for Tree Improvement, CSIRO Publishing, ISBN (electronic): 978-0-643-09888-6.

Tải xuống

Đã xuất bản

15-07-2024

Số lượt xem tóm tắt

35

PDF Tải xuống

8

Cách trích dẫn

[1]
Hưng, T.T. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH LAN KIM TUYẾN TƠ (Anoectochilus setaceus Blume) DƯỚI TÁN RỪNG TỰ NHIÊN TẠI TỈNH LAI CHÂU. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 7 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.