SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRONG RỪNG TRỒNG HỖN LOÀI CUNG CẤP GỖ LỚN Ở CẦU HAI, PHÚ THỌ


Các tác giả

  • Hoàng Văn Thắng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Nghiêm Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển lâm nghiệp A&V
  • Đoàn Thị Thảo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Cây bản đị, Cầu Hai, Phú Thọ, sinh trưởng, gỗ lớn, rừng trồng hỗn loài

Tóm tắt

Các thí nghiệm rừng trồng hỗn loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn tại Trung
tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ ở Cầu Hai, Phú Thọ
được xây dựng vào tháng 7/2001 trên đất rừng thoái hóa với các loại thảm
che khác nhau là Cốt khí và Keo tai tượng. Số liệu đo đếm đến năm 2014
cho thấy, sau 14 năm trồng các loài cây Re gừng và Sồi phảng trong các
công thức thí nghiệm đạt tỷ lệ sống từ 86,5 - 87,8% và có sinh trưởng,
phát triển tốt. Một số cây Sồi phảng đã có thể cho khai thác cung cấp gỗ
lớn (có đường kính ngang ngực đạt trên 30cm), trong khi đó Trám trắng
và Vạng trứng có tỷ lệ sống thấp (61,1 - 66,5%) và sinh trưởng phát triển
kém. Tại tuổi 14, các chỉ tiêu sinh trưởng của Sồi phảng đạt trung bình là
D1.3 = 21cm, Hvn = 14,2m, Dt= 5,9m; Re gừng đạt D1.3 = 13,3cm, Hvn= 11m, Dt= 3,7m; Vạng trứng đạt D1.3= 8,6cm, Hvn = 8,8m, Dt= 2,7m và Trám trắng chỉ đạt D1.3 = 7cm, Hvn = 7,5cm và Dt= 2,2m. Trữ lượng trung bình của các loài cây bản địa trong các công thức dao động từ 69,4 - 94,7 m3/ha (trung bình là 86 m3/ha), tăng trưởng trung bình đạt từ 5,4 - 6,7 m3/ha/năm(trung bình là 6,1 m3/ha/năm). Chất lượng cây (bao gồm độ nhỏ cành, độ thẳng thân và phát triển ngọn) của các loài Sồi phảng và Re gừng đều tương đốt tốt, trong khi đó chất lượng của các loài Trám trắng và Vạng chứng kém hơn do bị cạnh tranh mạnh bởi các loài cây khác trong mô hình, đặc biệt là ở công thức cây phù trợ là Keo tai tượng chưa được tỉa thưa ở tuổi 14. Sinh trưởng của các loài cây Sồi phảng và Re gừng đều đạt tốt nhất trong công thức cây phù trợ là Keo tai tượng.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2014. Quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCLN ngày 6/8/2015 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2014.

2. Lê Đình Khả, 2001. Đánh giá chất lượng cây rừng. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài.

3. Hoàng Văn Thắng, 2005. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hoá ở các tỉnh phía Bắc”, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Nguyễn Thị Thiêm, 2015. Đánh giá mô hình rừng trồng hỗn loài cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn ở Cầu Hai, Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

11

PDF Tải xuống

5

Cách trích dẫn

[1]
Thắng, H.V., Nghiêm, N.T. và Thảo, Đoàn T. 2024. SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRONG RỪNG TRỒNG HỖN LOÀI CUNG CẤP GỖ LỚN Ở CẦU HAI, PHÚ THỌ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>