NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ MỐI QUAN HỆ LOÀI CỦA DẺ GAI PHÚ THỌ (Castanopsis phuthoensis Luong) TRONG RỪNG THỨ SINH PHỤC HỒI Ở CẦU HAI, PHÚ THỌ


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Thọ Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
  • Nguyễn Viễn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
  • Phạm Quang Tiến Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
  • Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

Từ khóa:

Cấu trúc rừng, Dẻ gai phú thọ, mối quan hệ loài

Tóm tắt

Dẻ gai phú thọ là loài cây bản địa đặc hữu của tỉnh Phú Thọ, có phân bố
hẹp tại 2 xã thuộc huyện Đoan Hùng, khả năng tái sinh kém nên cần có
nghiên cứu về cấu trúc và mối quan hệ loài của nó với các loài cây bạn để
xác định hướng bảo tồn nguồn gen quý của loài cây này. Kết quả nghiên
cứu cấu trúc rừng cho thấy Dẻ gai phú thọ là loài cây chiếm ưu thế trong
rừng thứ sinh phục hồi, có chỉ số IV trên 5% ở rừng khoanh nuôi và làm
giàu rừng lỗ trống, đặc biệt rừng khoanh nuôi mật độ trung bình và cao chỉ
số IV đạt xấp xỉ 10%, làm giàu rừng lỗ trống có IV đạt 17,9% nhưng mật
độ của Dẻ gai phú thọ ở các trạng thái rừng phục hồi rất thấp, trung bình
chỉ có 3,3 - 11,1 cây/ha. Phân bố số cây theo cấp đường kính của Dẻ gai
phú thọ ở các trạng thái rừng có dạng đường cong một đỉnh ở cỡ kính
20cm hoặc 24cm. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của loài này cũng có
dạng đường cong một đỉnh ở cấp chiều cao 18m hoặc 20m. Giá trị của các
đỉnh này cao hơn đường kính, chiều cao trung bình của các trạng thái rừng
phục hồi nghiên cứu. Dẻ gai phú thọ xuất hiện với chính nó và 31 loài cây
bạn khác, có tính quần thể rõ rệt, thường gặp với Ràng ràng mít, Lim
xanh, Sồi phảng, Dẻ cau, Bứa và Ngát.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Minh Hợi và Nguyễn Xuân Đặng (Chủ biên), 2008. Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 188 trang.

2. Triệu Văn Hùng, 1994. Đặc tính sinh vật học của các loài cây làm giàu rừng (Trám trắng, Lim xẹt), trích trong cuốn “Kết quả nghiên cứu khoa học giai đoạn 1990 - 1994 của trường Đại học Lâm nghiệp”. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 127 - 134.

3. Nguyễn Văn Thông, 1993. Bước đầu đánh giá các biện pháp cải tạo và khoanh nuôi rừng tại Cầu Hai. Thông tin khoa học Lâm nghiệp, số 1/1993: 19 - 21.

4. Luong Ngoc Toan, 1965. Species novae Generis Castanopsis Spach florae Vietnamensis. Novosti Sistematiki Vysshchikh Rastenii: 102 - 107

Tải xuống

Số lượt xem: 1
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thọ, N.V., Viễn, N., Tiến, P.Q. và Nguyệt, N.T. Ánh 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ MỐI QUAN HỆ LOÀI CỦA DẺ GAI PHÚ THỌ (Castanopsis phuthoensis Luong) TRONG RỪNG THỨ SINH PHỤC HỒI Ở CẦU HAI, PHÚ THỌ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả