ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LOÀI SÂU ĂN LÁ (Antheraea frithi Moore) GÂY HẠI CÂY D ẦU RÁI VÀ SAO ĐEN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hải Hồng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • B`ùi Thị Gia Hân Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Trần Thị Mỹ Duyên Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Văn Thành Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Trương Công Lực Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật TP. Hồ Chí Minh
  • Lê Thị Nghiêm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật TP. Hồ Chí Minh

Từ khóa:

sâu hại, Sâu ăn lá (Antheraea frithi), sinh sản, trứng

Tóm tắt

Sâu ăn lá (Antheraea frithi Moore) được xác định là côn trùng gây hại
nghiêm trọng đối với hai loài cây Sao đen và Dầu rái trên rừng trồng, cây
đường phố tại TP. Hồ Chí Minh và vùng lân cận trong những năm qua. Đây
là loài côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn bao gồm các pha trứng, sâu
non, nhộng và trưởng thành. Trong điều kiện thí nghiệm ở nhiệt độ 25
o
C,
độ ẩm 56%, thức ăn là lá tươi Dầu rái và Sao đen cho thấy, có sự khác biệt
ý nghĩa về trọng lượng giữa kén đực và kén cái, trưởng thành đực và trưởng
thành cái. Trọng lượng trung bình của kén đực là 4,13 g, kén cái là 6,28 g;
Trưởng thành cái có trọng lượng là 3,79 g, lớn hơn trưởng thành đực có
trọng lượng 1,61 g. Thời gian sống của trưởng thành 6 - 8 ngày. Sau khi vũ
hóa 1 - 3 ngày, trưởng thành bắt cặp và đẻ trứng. Số lượng trứng đẻ trung
bình là 220 trứng/cái và tỷ lệ nở sâu trung bình đạt 46,21%. Thời gian trứng
nở dao động 4 - 9 ngày. Hệ số tương quan giữa trọng lượng kén cái và số
lượng trứng là 0,59, cao hơn so với hệ số tương quan giữa trọng lượng
trưởng thành cái và số lượng trứng (0,48)

Tài liệu tham khảo

1. Chutia, B.C., Nath, C., Goswami, L.M., Goswami, B., Gogoi, L. and Neog, K., 2016. Life History of Antheraea frithi Moore, (Lepidoptera: Saturniidae) on Terminalia arjuna (Roxb.) W&A Syn. in North Eastern Region of India. Proceedings of the National Academy of Sciences, India Section B: Biological Sciences, 86(1), pp.83 - 88.

2. Goel, R.K. and Rao, J.K., 2004. Oak tasar culture: aboriginal of Himalayas. APH Publishing, pp.4.

3. Gogoi, B. and Goswami, B.C., 2016. Silkworm Biodiversity of Assam: Its Exploration and Development. Int. J. Interdiscip. Res. Sci. Soc. Cult, 2(1), pp.400 - 07.

4. Lê Quang Lộc, 2022. Báo cáo kết quả khảo sát việc phòng trừ Sâu ăn lá (Antheraea frithi Moore) gây hại trên cây lâm nghiệp tại Sư đoàn 9 năm 2022. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn TP. Hồ Chí Minh.

5. Đào Ngọc Quang, Nguyễn Khắc Điệu, Kiều Tuấn Đạt, Nguyễn Minh Chí, 2021. Lần đầu tiên ghi nhận Sâu ăn lá gây hại cây Dầu rái và Sao đen trồng phân tán tại Đông Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 1,

- 0373.

6. Tô Văn Quang, 2020. Hiện trạng sâu lạ ăn trụi lá. Viện Sinh thái học miền Nam. https://sie.vast.vn/posts/405 -hien-trang-sau-la-an-trui-la.vi. Truy cập ngày 15/5/2021.

7. Saha A., K. Dutta, R. Kumar, 2018. Biology of Antheraea frithi Moore (Lepidoptera: Saturniidae) on Sal (Shorea robusta) in South Kamrup District of Assam. Journal of Science and Research (IJSR), Volume 7 Issue 2, February 2018, 1644 - 1647 .

8. Singh, N.I., Debaraj, Y., Singh, L.S. and Singh, K.C., 2011. Bioecological studies of an oak tasar silkmoth, Antheraea frithii Moore in North East India. Uttar Pradesh Journal of Zoology, 31(1), pp.75 - 81.

9. Subharani, S., Devi, L.B., Chaudhuri, R.S. and Sinha, A.K., 2016. Population dynamics of Antheraea frithiMoore in different ecopockets in Manipur (North East India). Annals of Plant Protection Sciences, 24(2), pp.246 - 249.

10. Hoài Thương, 2020. Sâu lạ ăn lá bàng ở Tiền Giang là loại sâu có giá trị trong sản xuất tơ lụa. Chuyên mục Khoa học, Báo Tuổi trẻ online ngày 06/11/2020.

11. Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trường, 2004. Sâu bệnh hại rừng trồng và các biện pháp phòng trừ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 168 trang

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hải Hồng, N.T., Hân, B.T.G., Duyên, T.T.M., Thành, N.V., Lực, T.C. và Nghiêm, L.T. 2024. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LOÀI SÂU ĂN LÁ (Antheraea frithi Moore) GÂY HẠI CÂY D ẦU RÁI VÀ SAO ĐEN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả