THỰC TRẠNG TRỒNG VÀ KHAI THÁC RE GỪNG TẠI MỘT SỐ TỈ NH PHÍA BẮC


Các tác giả

  • Nguyễn Hữu Thịnh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Lại Thanh Hải Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Lại Thanh Hải Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Phạm Đình Sâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hồ Trung Lương Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hà Thị Mai Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Hồng Vân Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Vũ Tiến Lâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Thùy Dương Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Re gừng,, trồng rừng,, tinh dầu Re gừng

Tóm tắt

Trong thực tiễn sản xuất hiện nay đang có 3 loại mô hình trồng rừng Re
gừng là: mô hình trồng rừng thuần loài Re gừng, mô hình trồng rừng hỗn
giao Re gừng với các loài cây lâm nghiệp khác và mô hình làm giàu rừng
bằng cây Re gừng. Các mô hình rừng trồng Re gừng được trồng theo các
phương pháp khác nhau nhưng về cơ bản các biện pháp kỹ thuật như nguồn
gốc cây giống, làm đất, bón phân và chăm sóc rừng là tương đối giống nhau.
Tỷ lệ sống của Re gừng trong các mô hình trồng hỗn giao thường cao hơn so
với khi trồng thuần loài và trồng làm giàu rừng. Re gừng có sinh trưởng ở
mức trung bình, tăng trưởng đường kính bình quân chỉ đạt từ 0,54 cm/năm
đến 1,6 cm/năm. Tăng trưởng chiều cao bình quân dao động từ 0,52 m/năm
đến 1,23 m/năm. Trong các mô hình trồng hỗn loài Re gừng với các loài
cây bản địa, Re gừng đều cho sinh trưởng nhanh hơn các loài cây bản địa
khác là Sao đen, Trầm hương, Chò chỉ, Lim xẹt, Mỡ và Sồi phảng. Năng
suất của Re gừng đạt cao nhất ở mô hình hỗn giao tại Phú Thọ với lượng
tăng trưởng bình quân đạt 9,14 m
3
/ha/năm. Khai thác gỗ Re gừng diễn ra
rất ít và việc sử dụng lá Re gừng để chưng cất tinh dầu hầu như chưa được
áp dụng trong thực tiễn, mà mới chỉ dừng lại ở hình thức thử nghiệm

Tài liệu tham khảo

1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2.000. Thực vật rừng , Giáo trình Đại học Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính . NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 37
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thịnh, N.H., Hải, L.T., Hải, L.T., Sâm, P. Đình, Lương, H.T., Thành, H.V., Thành, H.V., Sơn, N.T., Mai, H.T., Vân, T.H., Lâm, V.T. và Dương, N.T. 2024. THỰC TRẠNG TRỒNG VÀ KHAI THÁC RE GỪNG TẠI MỘT SỐ TỈ NH PHÍA BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>