MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG VÀ TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN CÓ GỤ LAU (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) PHÂN BỐ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

Các tác giả

  • Nguyễn Hải Thành Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Phạm Xuân Đỉnh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ
  • Vũ Đức Bình Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Trương Quang Trung Ban Quản lý Rừng đặc dụng tỉnh Quảng Trị

DOI:

https://doi.org/10.70169/VJFS.1036

Từ khóa:

Cây Gụ lau, đặc điểm cấu trúc, tái sinh tự nhiên, tỉnh Quảng Trị

Tóm tắt

Gụ lau là một loài cây bản địa quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, là một trong những loài có giá trị về kinh tế nên đã được khai thác quá mức trong giai đoạn vừa qua dẫn đến số lượng phân bố trong rừng tự nhiên còn rất ít. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng và tái sinh tự nhiên của loài Gụ lau ở một số trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh và nửa rụng lá tại tỉnh Quảng Trị cho thấy, mật độ tầng cây cao dao động từ 496 cây/ha đến 692 cây/ha với số loài biến động từ 36 – 52 loài, mật độ Gụ lau dao động từ 8 – 16 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 1,34% đến 2,72% so với tổng số cây và có trữ lượng từ 1,80 m3/ha đến 13,92 m3/ha. Trong các trạng thái rừng tự nhiên Gụ lau không tham gia chính vào công thức tổ thành và có chỉ số IV% rất thấp từ 1,8% đến 3,2%. Mật độ cây tái sinh trong các trạng thái rừng có sự chênh lệch nhau rất lớn, biến động từ 6.640 cây/ha đến 10.240 cây/ha và có chất lượng tập trung chủ yếu là tốt đến trung bình, nguồn gốc tái sinh từ hạt chiếm tỷ lệ lớn dao động từ 85,8% đến 95,4%. Mật độ tái sinh cây Gụ lau là rất thấp, dao động từ 80 cây/ha đến 320 cây/ha và có chất lượng tốt đến trung bình, nguồn gốc tái sinh 100% là từ hạt. Số loài cây tái sinh trong các ô tiêu chuẩn dao động từ 17 – 29 loài, số loài tham gia chính vào công thức tổ thành từ 5 – 9 loài và cây tái sinh Gụ lau không tham gia chính vào công thức tổ thành với hệ số Ki% từ 1,1% đến 3,0% ở những ô tiêu chuẩn có mặt Gụ lau. Số cây tái sinh giảm dần khi cấp chiều cao tăng và cây tái sinh có triển vọng đảm bảo đủ số lượng để phục hồi rừng.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Đức Bình, Nguyễn Hải Thành, Hoàng Văn Tuấn, Lê Công Định, Nguyễn Thi Thanh Nga, Nguyễn Du, Nguyễn Văn Lợi, Trương Minh Quảng, 2025. Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và tái sinh của Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) tại Khu Dự trữ Thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 1/2025, 36-49.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách Đỏ Việt Nam - Phần II. Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2023. Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2024. Quyết định số 816/QĐ-BNN-KL ngày 20/03/2025 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023.

5. Brooks C.N.P and Carruther, N, 1953. Handbook of statistical methods in Meteorology. Her Majesty's Stationary Office, London.

6. Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Daniel Marmillod, 1982. Methodology and results of studies on the composition and structure of a terrace forest in Amazonia. Doctorate. Georg - August - Universität Göttingen., Göttingen.

8. Trần Minh Đức, Lê Thị Diên, Võ Thị Minh Phương, Trần Nam Thắng, Nguyễn Thị Thương, Lê Thái Hùng, 2015. Kỹ thuật gây trồng một số loài cây thân gỗ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. Vũ Đình Huề, 1984. Chỉ số IV% được xác định theo phương pháp của Daniel Marmillod.

11. Nguyễn Văn Huy, Vũ Ngọc Huy, Phạm Quốc Tuấn, Trương Lê Hiếu, 2007. Một số loài cây phân bố trong rừng tự nhiên Khu vực Lâm trường Trường Sơn - Long Đại tỉnh Quảng Bình - Việt Nam.

12. Nguyễn Tử Kim, Nguyễn Đình Hưng, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Tử Ưởng, 2015. Át-lát cấu tạo, tính chất gỗ và tre Việt Nam (tập II). Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

13. Sørensen T. A, 1948. A method of establishing groups of equal amplitude in plant sociology based on similarity of species content, and its application to analyses of the vegetation on Danish commons, Kgl Danske Vidensk, Selsk. Biol. Skr. 5 (1948) 1-34.

14. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội

15. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông lâm nghiệp trên máy tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Đã Xuất bản

13-03-2025

Cách trích dẫn

[1]
Nguyễn Hải Thành, Phạm Xuân Đỉnh, Vũ Đức Bình và Trương Quang Trung 2025. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG VÀ TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN CÓ GỤ LAU (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) PHÂN BỐ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 3 2025). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.1036.

Số

Chuyên mục

Bài viết