NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY TRỘI TÔ HẠP ĐIỆN BIÊN (Altingia siamensis Craib) TẠI 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc

Từ khóa:

Tô hạp điện biên, cây trội, lâm phần

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 2 lâm phần rừng trồng để tuyển chọn cây trội Tô hạp điện biên tại xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên diện tích 2,5 ha trồng thuần loài từ năm 2009, mật độ ban đầu 1.600 cây/ha, mật độ hiện tại 1.030 cây/ha, số cây sai quả chiếm 60% tổng số cây của lâm phần, tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La diện tích 1 ha trồng thuần loài làm giàu rừng trong thạng thái rừng nghèo phục hồi sau nương rẫy năm 2009, mật độ ban đầu 500 cây/ha, hiện tại mật độ là 415 cây/ha, số lượng cây sai quả chiếm khoảng 50% số cây trong lâm phần. Theo TCVN 8755-20217 - Giống lâm nghiệp - Cây trội, đã tuyển chọn được 34 cây trội Tô hạp điện biên trên 10 tuổi và cho quả được 2 năm. Đây là nguồn cung cấp vật liệu nhân giống để sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng. Trong đó, 30 cây trội được chọn tại xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và 4 cây được chọn tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Các cây trội Tô hạp điện biên có đường kính từ 19,4 - 23,9 cm, trung bình đạt 21,9 cm, độ vượt về đường kính so với đám rừng trung bình 34,2%; chiều cao vút ngọn từ 14 - 16 m, trung bình đạt 15,1 m độ vượt về chiều cao so với lâm phần trung bình 13,9%.

Tài liệu tham khảo

Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng. Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Trần Minh Cảnh, Lê Thái Sơn, 2018. Xác định các loài cây có khả năng chống, chịu lửa tại khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - kỳ 1 - tháng 3/2018.

Nguyễn Văn Hùng, 2021. Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Tô hạp điện biên (Altingia siamensis Craib) cung cấp gỗ lớn cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Báo cáo tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8755:2017- Giống cây Lâm nghiệp - Cây trội.

Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 2

Đã xuất bản

28-05-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hùng, N.V. 2024. NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY TRỘI TÔ HẠP ĐIỆN BIÊN (Altingia siamensis Craib) TẠI 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 5 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả