ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN NƠI CÓ LOÀI CÂY DẺ TÙNG SỌC TRẮNG HẸP (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger) PHÂN BỐ TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Phan Thị Thanh Huyền Đại học Tây Bắc
  • Nguyễn Văn Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện KHLN Việt Nam

Từ khóa:

Dẻ tùng sọc trắng hẹp, Sơn La, tái sinh

Tóm tắt

Dẻ tùng sọc trắng hẹp (AmentotaxusArgotaenia (Hance) Pilger) thuộc họ Thông đỏ (Taxaceac), là một trong số những loài cây bản địa có phân bố ở vùng Tây Bắc và thường mọc ở đỉnh núi cao, trong những khu rừng Á nhiệt đới thường xanh cây lá rộng, trên đất núi đá vôi. Ở Việt Nam loài cây này còn có phân bố ở Sơn La, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Cao Bằng... (Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, 2004). Tổ thành loài cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu là rất đa dạng, những loài chiếm ưu thế là Dẻ cuống, Dẻ gai ấn độ, Nhọc, Vối thuốc, Re hương, Dẻ gai đỏ; Dẻ tùng sọc trắng hẹp xuất hiện ở đai cao 1300 - 1600m và đai cao trên
1600m với số lượng ít. Mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu dao động từ 2.250 - 3.917 cây/ha, trong đó mật độ cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh dao động trong khoảng 83 - 250 cây/ha. Cây tái sinh có phẩm chất tốt trong khu vực nghiên cứu chiếm từ 1.083 - 1.750 cây/ha (36,10 - 48,14%), cây có phẩm chất trung bình chiếm từ 750 - 1.333 cây/ha (28,56 - 44,43%) và cây có phẩm chất xấu chiếm từ 250 - 660 cây/ha (10,72 - 19,43%)

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, 2004. Cây lá kim Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.

2. Phan Văn Thăng, Đặng Xuân Trường, Nguyễn Đức Tố Lưu, Hà Công Liêm, 2013. Chỉ dẫn về các loài thông ở vùng núi Mai Châu - Mộc Châu tỉnh Hòa Bình - Sơn La. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Hải Tuất, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Hải Tuất, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 4

Đã xuất bản

29-01-2024

Cách trích dẫn

[1]
Huyền , P.T.T. và Hùng, N.V. 2024. ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN NƠI CÓ LOÀI CÂY DẺ TÙNG SỌC TRẮNG HẸP (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger) PHÂN BỐ TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả