MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN NƠI CÓ LOÀI DẺ TÙNG SỌC TRẮNG HẸP (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger) PHÂN BỐ TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Phan Thị Thanh Huyền Đại học Tây Bắc
  • Nguyễn Văn Hùng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện KHLN Việt Nam

Từ khóa:

Cấu trúc Dẻ tùng sọc trắng hẹp, cấu trúc rừng,, Sơn La

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố được thực hiện ở 3 đai cao: 1.000 - 1.300m, 1.300 - 1.600m, lớn hơn 1.600m so với mực nước biển tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Khu vực nghiên cứu khá đa dạng với nhiều loài cây khác nhau, dao động từ 17 - 26 loài/OTC, trong đó có 5 - 9 loài tham gia vào công thức tổ thành theo chỉ số IV%, còn 12 - 17 loài không tham gia vào công thức tổ thành; Cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở đai cao 1.300 - 1.600m và lớn hơn 1.600m, số lượng ít, dao động từ 4 - 6 cây/ha. Cấu trúc tầng thứ tầng cây cao rừng tự nhiên có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố có 3 tầng tán, tầng vượt trội số cây còn thưa thớt (1 - 8 cây/ha), tầng dưới tán số cây tham gia chưa nhiều (8 - 56 cây/ha) và chủ yếu là tầng tán chính (141 - 173 cây/ha); Độ tàn che đạt ở mức trung bình từ 0,6 - 0,7. Hàm phân bố Weibull phù hợp nhất để mô phỏng quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính và cấp chiều cao. Dẻ tùng sọc trắng hẹp có mối quan hệ sinh thái tương hỗ với loài cây Đỉnh tùng, Kháo lá dài, Dẻ cuống

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, 2004. Cây lá kim Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.

2. Phan Văn Thăng, Đặng Xuân Trường, Nguyễn Đức Tố Lưu, Hà Công Liêm, 2013. Chỉ dẫn về các loài thông ở vùng núi Mai Châu - Mộc Châu tỉnh Hòa Bình - Sơn La. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Hải Tuất, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Hải Tuất, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

Tải xuống

Đã xuất bản

29-01-2024

Số lượt xem tóm tắt

5

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Huyền, P.T.T. và Hùng, N.V. 2024. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN NƠI CÓ LOÀI DẺ TÙNG SỌC TRẮNG HẸP (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger) PHÂN BỐ TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả