KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHÂN BỐ CÂY HOÀNG LIÊN Ô RÔ (MAHONIA NEPALENSIS DC.) Ở KHU VỰC NÚI LANGBIAN TỈNH LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Vũ Kim Công Viện Sinh học Tây Nguyên
  • Nguyễn Thị Lang Viện Sinh học Tây Nguyên
  • Nông Văn Duy Viện Sinh học Tây Nguyên

Từ khóa:

Hoàng liên ô rô, Núi Langbian, Lâm Đồng

Tóm tắt

Kết quả điều tra sự phân bố của loài Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.) trên diện tích 450 ha thuộc núi Langbian của huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng và một số khu lân cận. Trong khu vực khảo sát cho thấy có cây Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.) chúng
phát triển ở độ cao từ 1.400m cho đến 1.900m và phát triển tốt ở độ cao từ 1.600m cho đến 1.800m so với mực nước biển. Trong nghiên cứu này đã thiết lập 60 ô tiêu chuẩn, số cây có chiều cao hơn 0,1m được tìm thấy là 504 cây. Chúng phân bố chủ yếu ở khu vực ven rừng lá rậm thường xanh và rừng cây lá kim, cường độ ánh sáng từ 620–18499 lux, nhiệt độ giao động từ 22–300C và độ ẩm không khí từ 60–85% vào ban ngày. Ngoài ra, Hoàng liên ô rô còn được tìm thấy tại khu vực Long Lanh – Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng và phân bố ở độ cao 1.400–1.600m, ven rừng lá rậm thường xanh.

Tài liệu tham khảo

1. Võ V n Chi, Trần Hợp, 2002. Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 2, 3. Nhà xuất bản Giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nông V n Duy, Nguyễn Thị Lang, 2008. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

3. Nguyễn Thượng Đồng và cs, 2006. Nghiên cứu thuốc từ thảo dược (Giáo trình Sau đại học). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Phạm Hoàng Hộ, 1991. Cây Cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thanh Nguyên, Nguyễn Cao Xuân Viên, 2011. Nghiên cứu xác định khả năng nhân giống Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.) bằng phương pháp giâm hom. Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số 3, trang 1861–1866.

6. Nguyễn Tập, 2007. Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam.

7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1996. Sách đỏ Việt Nam, Phần Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, 2011. Địa chí Lâm Đồng, Nhà xuất bản V n hóa Dân tộc.

9. Joanne M. Picone, Hazel S. MacTavish, Robin A. Clery, 2002. Emission of floral volatiles from Mahonia japonica (Berberidaceae), Phytochemistry, 60 (611–617).

10. Weicheng Hu, Ling Ling Yu, Myeong - Hyeon Wang, 2011. Antioxidant and antiproliferative properties for water extract from Mahonia bealei (Fort.) Carr. Leaves, Food and chenmical toxicology, 49 (799–806).

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

2

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Công , V.K., Lang, N.T. và Duy, N.V. 2024. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHÂN BỐ CÂY HOÀNG LIÊN Ô RÔ (MAHONIA NEPALENSIS DC.) Ở KHU VỰC NÚI LANGBIAN TỈNH LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả