NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH HOÀNG ĐÀN (CUPRESSUS TORULOSA D. DON) Ở VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, LÀO CAI

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Sang Vườn quốc gia Hoàng Liên
  • Vũ Đức Quyền Vườn quốc gia Hoàng Liên
  • Dương Toàn Thắng Vườn quốc gia Hoàng Liên
  • Dương Quyết Chiến Vườn quốc gia Hoàng Liên

DOI:

https://doi.org/10.70169/VJFS.1019

Từ khóa:

Cupressus torulosa, Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Hoàng đàn, giâm hom

Tóm tắt

Hoàng đàn (Cupressus torulosa D. Don) là cây gỗ đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao và đã được đưa vào sách Đỏ Việt Nam ở mức CR (Rất nguy cấp). Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA, loại hom và mùa vụ giâm hom đã được tiến hành tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên và cho thấy chúng ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ tạo mô sẹo, tỷ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ của hom. Khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA ở nồng độ 900ppm cho tỷ lệ mô sẹo cao, tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ tốt nhất; tỷ lệ ra rễ đạt 76,85%, số rễ trên hom trung bình đạt 5,06 rễ, chiều dài rễ trung bình là 14,94 cm. Trong giâm hom Hoàng đàn loại hom bánh tẻ đạt hiệu quả tốt nhất với tỷ lệ ra rễ đạt mức 73,15%. Giâm hom Hoàng đàn vào mùa hè cho hiệu quả cao, với tỷ lệ ra rễ đạt 74,04%, số rễ trên hom trung bình đạt 4,15 rễ, chiều dài rễ trung bình là 14,67 cm. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng phục vụ tốt bảo tồn và phát triển Hoàng đàn tại Việt Nam.

Tiểu sử của Tác giả

Vũ Đức Quyền, Vườn quốc gia Hoàng Liên

Phó Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên, Chủ nhiệm Đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cây Hoàng đàn (Cupressus torulosa D. Don) tại VQG Hoàng Liên”.

Dương Toàn Thắng, Vườn quốc gia Hoàng Liên

Phó trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Thành viên thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cây Hoàng đàn (Cupressus torulosa D. Don) tại VQG Hoàng Liên”.

Dương Quyết Chiến, Vườn quốc gia Hoàng Liên

Phó trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Vườn quốc gia Hoàng Liên, thành viên thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cây Hoàng đàn (Cupressus torulosa D. Don) tại VQG Hoàng Liên”.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 223 trang.

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, phần Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, trang 499-501.

Đỗ Huy Bích, 2006. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập II) – NXB Khoa học và Kỹ thuật (tr. 938-940), Hà Nội.

Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. Nhân giống vô tính và trồng rừng vô tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Thị Minh Huệ, 2002. Đánh giá hiện trạng và khả năng nhân giống bằng hom để bảo tồn nguồn gen loài Hoàng Đàn (Cupressus torulosa D.Don) tại khu Bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên- Hữu Lũng- Lạng Sơn, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Lâm nghiệp.

Phí Hồng Hải, 2022. Bảo tồn nguồn gen cây rừng. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Đỗ Thị Hoài Thanh, 2021. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn gốc hom, loại hom và chất điều hòa sinh trưởng để tỷ lệ ra rễ của cây Trà hoa vàng (Camellia euplebia & Camellia impressinervis Hung T. Chang & S. Ye Liang). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp (6): 34-41.

Đã Xuất bản

07-03-2025

Cách trích dẫn

[1]
Nguyễn, V.S., Vũ, Đức Q., Dương, T.T. và Dương, Q.C. 2025. NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH HOÀNG ĐÀN (CUPRESSUS TORULOSA D. DON) Ở VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, LÀO CAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 3 2025). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.1019.

Số

Chuyên mục

Bài viết