HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI BÁCH TÁN ĐÀI LOAN (Taiwania cryptomerioides Hayata) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HOÀNG LIÊN - VĂN BÀN, LÀO CAI


Các tác giả

  • La Ánh Dương Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Doãn Hoàng Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Trịnh Văn Triệu Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Hà Huy Nhật Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Phí Hồng Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,

Từ khóa:

: Bảo tồn, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn,, Lào Cai,, Taiwania cryptomerioides Hayata,, đặc điểm lâm học

Tóm tắt

Cây Bách tán đài loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) là loài cây gỗ quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) được xếp vào nhóm danh mục loài ở mức độ rất nguy cấp (CR A1a, B1, C2b, D1) và trong nhóm I phụ lục IA của Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Bài báo nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng phân bố, một số đặc điểm lâm học và sinh thái của cây Bách tán đài loan tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hoàng Liên - Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Cây Bách tán đài loan phân bố ở những vùng rừng ở khe giữa hai sườn núi, ven suối nơi có độ cao từ 1.800 - 2.100 m. Mật độ tầng cây cao của lâm phần dao động từ 225 - 245 cây/ha, đường kính trung bình có sự thay đổi không lớn từ 26 - 30,4 cm, chiều cao vút ngọn trung bình từ 17,1 - 17,8 m. Cây Bách tán đài loan có mật độ đạt từ 20 - 30 cây/ha và tham gia vào công thức tổ thành tầng cây tại cả 3 lâm phần. Mật độ cây tái sinh của lâm phần chỉ từ 85 - 110 cây/ha. Chất lượng cây tái sinh của lâm phần hầu hết tốt với tỷ lệ cao nhất tại ô tiêu chuẩn (OTC) LC02 đạt 82,4%. Bách tán đài loan chủ yếu là tái sinh hạt, chất lượng cây tốt và tái sinh chủ yếu là ở cấp chiều cao nhỏ hơn 0,5 m. Cây tái sinh của loài Bách tán đài loan có sự phân bố không đồng đều tại các lâm phần dẫn đến sự thiếu hụt về lượng cây Bách tán đài loan con trong từng khu vực. Vì vậy, các giải pháp bảo tồn và xúc tiến tái sinh cây Bách tán đài loan là cần thiết ở Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bản

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003; 2005. “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2 tập), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ KHCN & MT, 1996. “Sách Đỏ Việt Nam, Phần Thực vật”. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 484 trang.

3. Bộ KH & CN, Viện KHCNVN, 2007. “Sách Đỏ Việt Nam, Phần 2 - Thực vật”. NXB KHTN & CN, 612 trang.

4. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. “Thực vật rừng”. Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyen Tien Hiep, 2007. Trong International Symposium Proceeding on Taiwania cryptomerioides, Taiwan 8 -10 December 2007: 23 - 28.

6. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. “Nghiên cứu rừng tự nhiên”. NXB Thống kê.

7. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 223 trang.

8. Nghị định 84/2021/ND-CP ngày 22/09/2021 của Chính phủ về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”.

9. Fu, L.K. & Jin, J.M., 1992. “China Plant Red Data Book. Rare and endangered plants (1)”. Science Press, Beijing, New York.

10. Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy định các biện pháp lâm sinh”.

11. Thái Văn Trừng, 1978. “Thảm thực vật rừng Việt Nam”. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

12. UBND tỉnh Lào Cai, 2007. “Quyết định thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn” số 399/QĐ-UBND ngày 12/02/2007.

13. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV) - Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), 2002. “Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam”. NXB Nông nghiệp, Hà Nộ

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

8

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Dương, L. Ánh, Sơn, D.H., Triệu, T.V., Nhật, H.H. và Hải, P.H. 2024. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI BÁCH TÁN ĐÀI LOAN (Taiwania cryptomerioides Hayata) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HOÀNG LIÊN - VĂN BÀN, LÀO CAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>