NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN CHIA LẬP ĐỊ A CÁT VEN BIỂN LÀM CƠ SỞ TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ TẠI T ỈNH TRÀ VINH


Các tác giả

  • Hoàng Văn Thơi Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Đinh Thị Phương Vy Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Lê Thanh Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Khắc Điệu Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Đinh Duy Tuấn Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Lập địa, đất cát,, ven biển,, rừng phòng hộ

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm và phân chia lập địa vùng đất cát ven biển làm cơ sở
trồng rừng phòng hộ, được thực hiện tại khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh,
nhằm xác định được các dạng lập địa chính từ đó làm cơ sở bố trí loài cây
trồng phù hợp trên vùng đất cát ven biển. Khảo sát đặc điểm địa hình, đất
đai, thực vật che phủ bằng phương pháp điều tra theo tuyến, mỗi xã bố trí 3
tuyến theo hướng vuông góc với đường bờ biển, chiều dài tuyến biến động
từ 200 - 1.000 m. Phân chia lập địa dựa trên các yếu tố địa hình, loại đất,
thực vật che phủ và chế độ ẩm. Kết quả đã xác định được (i) có 4 loại địa
hình địa mạo ven biển, bao gồm bãi cát, thoát nước; bãi cát gò lượn sóng
xen kẽ là các dải đất thấp ngập triều; dạng cồn đê chắn cao trung bình, hẹp
nhưng kéo dài, dốc mạnh cả hai phía và; bãi cát thấp, bán ngập, tương đối
rộng và bằng phẳng, ngập nước vào mùa mưa; (ii) có 3 loại đất chính, đó là
cát mặn, ít chua; cát mặn, trung tính và cát mặn, kiềm; (iii) thành phần thực
vật gồm nhóm cây bụi, cây thân thảo bao gồm 15 loài thuộc 8 họ thực vật,
độ che phủ 70 - 100%; (iv) vùng cát ven biển được phân chia thành 4 nhóm
lập địa A, B, C và D với 12 dạng lập địa chính. Nhóm A gồm dạng đất cát,
mặn, ít chua (I1c); dạng đất cát, mặn, trung tính (I2c); dạng đất cát, mặn,
kiềm (I3c) nhóm này thuận lợi trong canh tác cây hoa màu và trồng rừng.
Nhóm C gồm đụn hoặc đê cát, mặn, ít chua (III1b); cát, mặn, trung tính
(III2b) và dạng cát, mặn, kiềm (III3a) là dạng cát cố định gần như không
bao giờ ngập nước, lại có mực nước ngầm sâu nên rất khó khăn cho sản
xuất. Nhóm lập địa B gồm các dạng đất cát, mặn, trung tính (II2c, II2e) đến
đất cát, mặn, kiềm (II3c và II3e) nhóm này thường ngập nước mặn do thủy
triều nên cũng gặp khó khăn khi trồng rừng. Nhóm D gồm các dạng đất cát,
mặn, ít chua (IV1d) và đất cát, mặn, trung tính (IV2d) dạng này b ị ngập
úng theo mùa nên cũng gây khó cho chọn loài cây trồng rừng.

Tài liệu tham khảo

1. Tôn Thất Chiểu, Đỗ Đình Thuận, 1996. Đất Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Hệ thống đánh giá đất Lâm nghiệp Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 116 trang.

3. Đặng Văn Thuyết, Triệu Thái Hưng, và Nguyễn Thanh Đạm, 2009. Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiệu quả phòng hộ rừng trồng trên đất cát ven biển. Phòng Kỹ thuật lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Lê Anh Tuấn, Hoàng Thị Thủy, Võ Văn Ngoan, 2014. Các mô hình canh tác ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng giồng cát ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long. https://www.researchgate.net/publication/266030731

Tải xuống

Đã xuất bản

22-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

6

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Thơi, H.V., Vy, Đinh T.P., Quang, L.T., Điệu, N.K. và Tuấn, Đinh D. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN CHIA LẬP ĐỊ A CÁT VEN BIỂN LÀM CƠ SỞ TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ TẠI T ỈNH TRÀ VINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>