NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM QUẦN XÃ THỰC VẬT THÂN GỖ PHÁT TRIỂN TRÊN DẠNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH


Các tác giả

  • Hoàng Văn Thơi

Từ khóa:

Đất cát, cây thân gỗ, cấu trúc, sinh trưởng, rừng phòng hộ

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm quần xã thực vật thân gỗ phát triển trên dạng đất cát ven biển tỉnh Trà Vinh, được thực hiện từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020 tại ven biển các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, nhằm xác định được (i) thành phần, cấu trúc và sinh trưởng của loài cây thân gỗ hiện có ở vùng ven biển, và (ii) chọn được một số loài có tiềm năng để đưa vào gây trồng rừng phòng hộ. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 12 tuyến (mỗi xã bố trí 3 tuyến) theo hướng vuông góc với đường bờ biển, chiều dài tuyến biến động từ 200 - 2.000 m, khoảng cách tuyến 4 - 5 km, tiến hành mô tả thành phần, đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng của thực vật thân gỗ và sự thay đổi về đất đai, địa hình trên tuyến điều tra; Thiết lập 12 ô mẫu đại diện cho các nhóm dạng lập địa, diện tích ô mẫu 400 m2 (20´20 m), điều tra ô tiêu chuẩn, đo đếm chỉ tiêu như thành phần loài, đường kính ngang ngực, chiều cao, đường kính tán của tất cả những cây thân gỗ có chiều cao trên 2 m. Kết quả đã xác định được (i) 29 loài cây thân gỗ thuộc 15 họ thực vật mọc tự nhiên và được trồng tại khu vực ven biển Trà Vinh; (ii) lập danh lục loài cây có tiềm năng và phù hợp cho trồng rừng phòng hộ ven biển Trà Vinh, bao gồm 7 loài trong đó có 3 loài cây bản địa mọc tự nhiên và 4 loài cây đã được trồng tại địa phương; (iii) đề xuất và xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài cây có triển vọng gây trồng trên vùng đất cát ven biển Trà Vinh.

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018. Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT. Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Chi cục Kiểm lâm Trà Vinh, 2017. Báo cáo hiện trạng rừng Phi lao chết.

Đỗ Xuân Cẩm, 2011. Đa dạng sinh học và khả năng tận dụng các loài cây bản địa làm nguồn vật liệu phát triển rừng phòng hộ ven bờ biển miền Trung. Báo cáo tổng kết đề tài, Đại học Nông - Lâm Huế.

Curtis, J. T., 1959. The vegetation of Winsconsin. An ordination of plant communities, University Winsconsin press, Madison Winsconsin, 657 pp.

Phạm Thế Dũng, Phùng Văn Khen, Trần Đức Thành, 2010. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa có giá trị ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận, Báo cáo tổng kết đề tài 2010, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Hồ Đắc Thái Hoàng và Trương Thị Hiếu Thảo, 2015. Thực trạng thảm thực vật đặc thù vùng cát duyên hải miền Trung Việt Nam. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế ISSN 1859-1388. Tập 111, Số 12, 2015, Tr. 59-67.

Trần Hợp, 2002, Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Văn Thơi, Lê Thanh Quang, Nguyễn Khắc Điệu, Vũ Văn Định, Đặng Như Quỳnh, Ngô Văn Bình, 2017. Xác định nguyên nhân gây chết rừng Phi lao (Casuarina equisetifolia L.) ven biển tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (chuyên san 2017), trang 52 - 59.

Hoàng Văn Thơi, 2020. Cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng rừng ngập mặn ven biển miền Trung, các đảo Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 250 trang.

Hoàng Văn Thơi, Đinh Thị Phương Vy, Lê Thanh Quang, Nguyễn Khắc Điệu, Đinh Duy Tuấn, 2023. Nghiên cứu đặc điểm và phân chia lập địa cát ven biển làm cơ sở trồng rừng phòng hộ tại tỉnh Trà Vinh. Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số 2 năm 2023, trang 56 - 67.

Đặng Văn Thuyết, Triệu Thái Hưng, và Nguyễn Thanh Đạm, 2009. Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiệu quả phòng hộ rừng trồng trên đất cát ven biển. Phòng Kỹ thuật lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam. Cơ sở dữ liệu. https://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v =Sterculia%20foetida&list=species/. Ngày truy cập: 2 tháng 5 năm 2021.

Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, 2019. Quyết định phê duyệt đề tài “Tuyển chọn và trồng thử nghiệm một số loài cây lâm nghiệp trên vùng đất Phi lao chết tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh”.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2014. Kỹ thuật trồng Keo lá tràm. https://vafs.gov.vn/vn/category/giong-va-btkt/huong-dan-ki-thuat/ Ngày truy cập: 2 tháng 5 năm 2021.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2014. Kỹ thuật trồng Muồng đen. https://vafs.gov.vn/vn/category/giong-va-btkt/huong-dan-ki-thuat/ Ngày truy cập: 2 tháng 5 năm 2021.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2014. Kỹ thuật trồng Lim xẹt. https://vafs.gov.vn/vn/category/giong-va-btkt/huong-dan-ki-thuat/ Ngày truy cập: 2 tháng 5 năm 2021.

Tải xuống

Đã xuất bản

01-06-2024

Số lượt xem tóm tắt

7

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Thơi, H.V. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM QUẦN XÃ THỰC VẬT THÂN GỖ PHÁT TRIỂN TRÊN DẠNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 6 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả