NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LẬP ĐỊA VÙNG ĐẦM PHÁ VÀ VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ CÔNG TÁC TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN


Các tác giả

  • Phạm Ngọc Dũng Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ khóa:

Chệ độ thủy triều, độ mặn, lập địa, rừng ngập mặn, Thừa Thiên Huế

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu đã xác định diện tích đất ngập mặn có thể trồng rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế là 2.765,8 ha, trong đó vùng ao nuôi thủy sản hạ triều có diện tích lớn nhất, 2.502,5ha, chiếm 90,48%; tiếp đến là vùn g ven đầm phá, 206,9ha, chiếm 7,48%; vùng cửa sông có 40,4ha, chiếm 1,46% và vùng ven biển là nhỏ nhất, chỉ có 16,0ha, chiếm 0,57% diện tích. Đất ngập
mặn của Thừa Thiên Huế có đặc tính chung là chua; thành phần cơ giới thuộc loại đất cát pha với tỷ lệ cát biến động trung bình từ 80 - 90%; đất giàu kali tổng số, nhưng hàm lượng lân, đạm tổng số và mùn có sự biến động khá lớn, từ mức nghèo đến khá tùy thuộc từng vùng đất. Đất ở các khu vực cửa sông, ven biển và ao nuôi thủy sản giàu dinh dưỡng hơn đất ở vùng
ven đầm phá. Theo độ mặn của nước, đất ngập mặn của Thừa Thiên Huế được phân chia thành 05 vùng.

Tài liệu tham khảo

1. Phan Nguyên Hồng, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, 2004. Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nxb. Thuận Hóa - Huế.

3. Lê Văn Khoa và cộng sự, 1996. Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, Nxb. Giáo dục.

4. Tôn Thất Pháp, 1993. Nghiên cứu thực vật thủy sinh ở phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học sinh học.

5. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy tính. Nxb. Nông nghiệp, 1996.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

10

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Dũng, P.N. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LẬP ĐỊA VÙNG ĐẦM PHÁ VÀ VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ CÔNG TÁC TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết