ĐA DẠNG SINH HỌC LOÀI CÂY RỪNG TẠI KHU B ẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN - KỲ THƯỢNG, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Nguyễn Toàn Thắng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Văn Đô Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trịnh Ngọc Bon Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Dương Quang Trung Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Tiến Lâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đào Trung Đức Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Hữu Hiệp Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bảo tồn và phát triển, chỉ số đa dạng sinh học, đai cao,, loài cây rừng,, phân khu

Tóm tắt

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng (KBT) là khu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trên núi đất lớn nhất hiện nay tại vùng Đông Bắc. Hiểu được thực trạng đa dạng sinh học các loài cây rừng trong KBT sẽ góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học tại đây. Phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời được áp dụng. Tổng số OTC lập và thu thập số liệu trên 38 OTC tại các đối tượng rừng hỗn giao (HG), rừng lá rộng thường xanh trung bình (TXTB), rừng lá rộng thường xanh nghèo (TXN) và rừng lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXNK), được phân bố trên 2 đai cao < 300 m so với mực nước biển và ≥ 300 m. Các OTC cũng được lập tại phân khu bảo vệ nghiệm ngặt (BVNN) và phân khu phục hồi sinh thái (PHST). Kết quả cho thấy có được sự khác nhau rõ rệt về các chỉ số đa dạng sinh học giữa 4 trạng thái rừng điều tra. Rừng TXTB có đa dạng sinh học cao nhất, giảm đến TXN, HG và thấp nhất tại TXNK. Có trung bình 41 loài/OTC tại TXTB, 33 loài tại TXN, 26 loài tại HG và 21 loài tại TXNK. Chỉ số đa dạng sinh học Shannon: 2,88 tại TXTB, 2,76 tại TXN, 2,61 tại HG và 2,21 tại TXNK. Trong tổng số 367 loài phát hiện được thì có 312 loài tại đai cao < 300 m và 155 loài tại đai cao ≥ 300 m; 286 loài phát hiện tại BVNN và 218 loài phát hiện tại PHST. Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng có sự đa dạng cao về loài cây rừng tại các trạng thái, phân khu và đai cao. Mặc dù vậy sự đa dạng là không đồng đều do hậu quả tác động của con người trước đây. Vì vậy, cần chú trọng hơn nữa trong công tác bảo tồn và phát triển nhằm tăng sự đa dạng về loài cây rừng tại tất cả các khu vực trong KBT

Tài liệu tham khảo

1. Magurran AE, 1988. Ecological Diversity and Its Measurement. Princeton University Press, Princeton.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Tên cây rừng Việt Nam, . Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.

3. Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh, 2020. Điều tra phân bố và đề xuất các giải pháp bảo tồn hai loại thưc vật quý hiếm Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia) và Kim giao núi đá (Nageia fleuryi) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

32

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Thắng, N.T., Đô, T.V., Sơn, H.T., Bon, T.N., Trung, D.Q., Lâm, V.T., Thành, H.V., Đức, Đào T. và Hiệp, N.H. 2024. ĐA DẠNG SINH HỌC LOÀI CÂY RỪNG TẠI KHU B ẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN - KỲ THƯỢNG, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 5 6 > >>