KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY HOÀNG ĐẰNG TẠI QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Phạm Hữu Hạnh Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hà Văn Năm Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Nhân giống vô tính và hữu tính, Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria)

Tóm tắt

Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) là loài dây leo thân gỗ, có giá trị cả về kinh tế và
khoa học, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền để chữa các chứng viêm tấy, sốt da vàng,
bệnh về đường tiêu hóa... Trong tự nhiên, loài cây này trước đây rất phong phú nhưng do khai
thác không bền vững nên hiện nay có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy, việc nghiên cứu nhân
giống nhằm bảo tồn và phát triển loài Hoàng đằng là cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực
tiễn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom sử dụng
hai chất điều hoà sinh trưởng là IBA và IAA với nồng độ 1.500ppm đã cho tỷ lệ ra rễ, số rễ một
hom và chiều dài rễ đạt cao nhất, với tỷ lệ ra rễ của hai loại thuốc đạt các giá trị tương ứng là
57,8% và 58,9%, số rễ mỗi hom đạt 6,3 và 6,1 rễ, chiều dài rễ đạt 3,6cm và 3,8cm. Thấp nhất là
công thức đối chứng (không sử dụng chất điều hoà sinh trưởng) với tỷ lệ ra rễ đạt 33,3%, số rễ
trung bình mỗi hom đạt 4,2 rễ và chiều dài rễ đạt 3,1cm. Cây hom ở công thức sử dụng IBA và
IAA nồng độ 1.500ppm sau 12 tháng có tỷ lệ sống đạt 87,5%, đường kính gốc (D00) ≥0,5cm và
chiều cao cây (H) ≥35cm có thể xuất vườn đi trồng.
Nhân giống hữu tính với 3 phương pháp xử lý hạt khác nhau cho tỷ lệ nảy mầm của hạt
đạt cao nhất ở 2 phương pháp xử lý là ngâm hạt trong nước ấm 400C trong 10 giờ và gieo hạt
ngay trên cát ẩm và đều đạt 82,2%, ngâm hạt trong nước lã 10 giờ cho tỷ lệ nảy mầm thấp nhất,
chỉ đạt 78,9%.

Tài liệu tham khảo

/1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt nam. NXB Y học. Hà Nội, 1999.

/2. Nguyễn Tập và nhiều người khác. Kết quả điều tra cây thuốc ở Việt Nam, 2004. Báo cáo

đề tài cấp Nhà nước KC.10.07, 2001 – 2004.

/3. Nguyễn Hải Tuất và các cộng sự, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để sử lý số liệu

nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

/4. Nguyễn Hải Tuất và công sự, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

/5. Bộ Khoa học và công nghệ môi trường. Sách đỏ Việt Nam, 1996. Nhà xuất bản Khoa

học và Kỹ thuật Hà Nội, phần thực vật.

/6. Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2001 và 2004.

/7. Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản, Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Dự án hỗ trợ chuyên

ngành lâm sản ngoài gỗ pha II tại Việt Nam, 2006.

/8. Viện Dược liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I, II, Nhà xuất bản

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2004.

/9. Viện Dược liệu, báo cáo kết quả điều tra cây thuốc tại xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ,

tỉnh Quảng Ninh, Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ pha II tại Việt Nam, 2006.

/10. Viện Dược liệu, Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà

Nội, 2006.

Tải xuống

Số lượt xem: 19
Tải xuống: 20

Đã xuất bản

14-01-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hạnh, P.H. và Năm, H.V. 2024. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY HOÀNG ĐẰNG TẠI QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả