ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP TẠI CÁC T Ỉ NH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC


Các tác giả

  • Đặng Quang Hưng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng.
  • Nguyễn Xuân Đài Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng.
  • Đỗ Thị Kim Nhung Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng.

Từ khóa:

Thu nhập hộ gia đình,, quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp

Tóm tắt

Hộ gia đình (HGĐ) đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển
ngành lâm nghiệp nước ta hiện nay, tuy nhiên, sản xuất lâm nghiệp (SXLN)
của các HGĐ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế đặc biệt là ở các tỉnh Trung du
miền núi phía Bắc. Bài báo này đã đánh giá hoạt động kinh tế chủ yếu của
các HGĐ tham gia sản xuất lâm nghiệp đó là trồng cây nông nghiệp, chăn
nuôi, trồng rừng và nhận khoán bảo vệ rừng; Các HGĐ dựa vào chính tiềm
lực, khả năng về tài chính, lao động và điều kiện sản xuất cụ thể của mình để
sản xuất lâm nghiệp, chỉ có 37,4% HGĐ tiếp cận vốn vay của các ngân
hàng để đầu tư sản xuất lâm nghiệp tuy nhiên mức vay còn thấp, chưa đủ
để đầu tư lâm nghiệp với chu kỳ dài lấy gỗ lớn; Hiệu quả của sản suất lâm
nghiệp của các HGĐ khác cao, các HGĐ trồng cây Quế ở Yên Bái với chu
kỳ 10 - 12 năm đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất khoảng 45 triệu đồng/ha
năm; Thu nhập từ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối khiêm tốn, chỉ
chiếm khoảng 13,8% tổng thu nhập của các HGĐ đặc biệt là các HGĐ ở
vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu) thì thu nhập từ lâm nghiệp rất thấp do
không có hoạt động khai thác rừng sản xuất; Liên quan tới sản xuất lâm
nghiệp của các HGĐ có rất nhiều cơ chế, chính sách đang được triển khai
vào thực tiễn và đã tác động rất tích cực tới các hộ gia đình. Nhưng bên
cạnh đó cũng còn có những hạn chế, tồn tại đã được nhóm tác giả chỉ ra,
đồng thời tác giả cũng đã đưa ra một số các giải pháp, đề xuất về cơ chế
chính sách để góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người làm
nghề rừng thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp ở các HGĐ trong giai
đoạn hiện nay.

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục Thống kê, 2021. Niên giám thống kê cả nước năm 2021, Nhà xuất bản Thống kê.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 3 năm 2022 về việc phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2021. Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Đàm Thị Hệ, 2016. Sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

5. Đinh Đức Thuận, Per AEriksson, Đặng Tùng Hoa và Nguyễn Bá Ngãi, 2005. Lâm nghiệp giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và PTNT: Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác.

6. Lê Quang Trung, 2010. Báo cáo tổng kết đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp phù hợp với xu hướng quản lý rừng bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế”,

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tải xuống

Đã xuất bản

22-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

2

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Hưng, Đặng Q., Đài, N.X. và Nhung, Đỗ T.K. 2024. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP TẠI CÁC T Ỉ NH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả