NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG DẺ ĐỎ (Lithocarpus ducampii (Hickel & A. Camus) A. Camus) TỪ HẠT BẰNG BẦU TỰ HỦY SINH HỌC TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Từ khóa:
Dẻ đỏ,, nhân giống,, bầu tự hủy sinh họcTóm tắt
Dẻ đỏ là cây lá rộng bản địa thường xanh, thân thẳng, sinh trưởng nhanh, tiềm
năng lớn trồng rừng gỗ lớn. Tuy nhiên, đến nay vẫn nhân giống bằng bầu nilon
với hỗn hợp ruột bầu là đất tầng mặt, nặng khi vận chuyển và vỏ bầu gây ô
nhiễm môi trường nên cần thiết nghiên cứu nhân giống bằng bầu tự hủy sinh
học nhằm giảm chi phí vận chuyển và góp phần bảo vệ môi trường. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Hạt Dẻ đỏ to dễ nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm đạt 85,2% khi ủ
với cát ẩm. Chất lượng bộ rễ cây con Dẻ đỏ ở bầu tự hủy sinh học tốt hơn ở bầu
nilon với hỗn hợp ruột bầu là đất tầng mặt. Bộ rễ phát triển tốt nhất ở bầu tự hủy
sinh học với hỗn hợp ruột bầu gồm 65% than bùn + 30% trấu + 5% phân bò khô
(CT2) và bầu tự hủy sinh học với hỗn hợp ruột bầu gồm 55% bột vỏ cây keo +
25% mùn + 15% than củi + 5% phân bò khô (CT4). Sinh trưởng đường kính và
chiều cao tốt nhất ở CT2, CT4 và bầu nilon với hỗn hợp ruột bầu là tầng đất mặt
+ 1% phân NPK 5:10:3 (CT1). Trọng lượng cây con 9 tháng tuổi trong bầu tự
hủy sinh học (bao gồm cả cây con và bầu) chỉ bằng 0,31-0,56 lần cây con trong
bầu nilon với hỗn hợp ruột bầu là tầng đất mặt nhưng giá thành cao hơn từ 1,08-1,41 lần. Bầu tự hủy sinh học với hỗn hợp ruột bầu gồm 55% bột vỏ cây keo +
25% mùn + 15% than củi + 5% phân bò khô là thích hợp nhất cả về phát triển bộ
rễ, sinh trưởng, trọng lượng và giá thành xuất cây giống Dẻ đỏ.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Công thương, 2021. Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020. Nhà xuất bản Công thương, Hà Nội, 229 trang.
2. Võ Đại Hải, Nguyễn Tử Kim, Vũ Thị Ngoan, Nguyễn Thị Trịnh và Nguyễn Trọng Nghĩa, 2019. Đánh giá khả năng sử dụng gỗ của Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.Camus). Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3: 131-138.
3. Đào Hùng Mạnh, Võ Đại Hải, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Anh Duy, Phùng Hà Anh, 2019. Đánh giá các mô hình và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A. Camus) tại các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình và Yên Bái, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số chuyên đề năm 2019: Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm
Bắc Bộ, 60 năm xây dựng và phát triển (1959-2019): 81-90.
4. Tô Xuân Phúc, Cao Thị Cẩm, Trần Lê Huy, Nguyễn Tôn Quyền, Huỳnh Văn Hạnh, 2019. Việt Nam xuất khẩu gỗ 2018. Một năm nhìn lại và xu hướng 2019. NORAD và UKAID, 78 trang.
5. Thủ tướng Chính phủ, 2021. Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 1 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.