KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu) TỪ HẠT TẠI TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Bích Ngọc Trường Đại học Tây Bắc
  • Trần Anh Tuấn Trường Đại học Tây Bắc
  • Nguyễn Vũ Giang Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đa Ly Phon Sít Thị Păn Nha Phòng Kiểm lâm tỉnh Luông Nặm Thà, Lào
  • Đa Ly Phon Sít Thị Păn Nha Phòng Kiểm lâm tỉnh Luông Nặm Thà, Lào

Từ khóa:

Sa nhân tím, nhân giống bằng hạt,, che sáng, thành phần ruột bầu,, tỉnh Sơn La

Tóm tắt

Sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) là dược liệu quý đang được ưu tiên tập trung phát triển trồng ở quy mô lớn theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013, danh mục chỉ định vùng sinh thái trồng tại Sơn La. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo mã số B2019 - TTB - 03 tại khu vực Sơn La. Mục đích xác định xử lý hạt, mức độ che sáng và thành phần ruột bầu tốt nhất cho cây con Sa nhân tím giai đoạn vườn ươm (đến 9 tháng tuổi). Phương pháp bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ lặp lại 3 lần và xử lý thống kê toán học được áp dụng. Kết quả cho thấy, nhiệt độ xử lý hạt Sa nhân tím tốt nhất là 50 o C trong thời gian 12 giờ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất 89,0% và thời gian 19,1 ngày là hạt nứt nanh toàn bộ. Tỷ lệ che sáng 50% có ảnh hưởng tốt nhất, tỷ lệ sống 82,2%, đường kính gốc trung bình 5,9 mm, chiều cao vút ngọn trung bình 33,3 cm, sinh trưởng giữa các cây khá đồng đều, hệ số biến động về đường kính 13,0%, hệ số biến động về chiều cao là 24,14%. Thành phần ruột bầu chưa thực sự có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống nhưng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính, chiều cao của cây con Sa nhân tím. Thành phần ruột bầu tốt nhất 68% đất mặt + 20% cát mịn + 10% phân chuồng hoai + 2% super lân cho tỷ lệ sống 88,9%, đường kính gốc trung bình 5,9 mm, chiều cao vút ngọn trung bình 35,3 cm, cây sinh trưởng đồng đều cả về đường kính gốc và chiều cao. Kết quả cũng cho thấy, không nên gieo ươm cây Sa nhân tím trong điều kiện không che sáng và không nên sử dụng ruột bầu đến 88% lớp đất mặt dù có bổ sung 10% phân chuồng, 2% phân lân cây vẫn hay bị bít rễ, vàng lá, sinh trưởng kém và tỷ lệ sống rất thấp.

Tài liệu tham khảo

1. Ủy Ban nhân dân tỉnh Sơn La, 2017. Quyết định 3256/QĐ-UBND về “Phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

2. Ngô Kim Khôi, 2009. Tin học ứng dụng trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Đỗ Tất Lợi, 2006. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

4. Nguyễn Tập, 2007. Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, mạng lưới lâm sản ngoài gỗ.

5. Thủ tướng Chính Phủ, 2013. Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể về phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

6. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

6

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Ngọc, N.T.B., Tuấn, T.A., Giang, N.V., Nha, Đa L.P.S.T.P. và Nha, Đa L.P.S.T.P. 2024. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu) TỪ HẠT TẠI TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>