TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN SAU CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI RỪNG PHÒNG HỘ IA GRAI, TỈNH GIA LAI


Các tác giả

  • Nguyễn Thanh Tân Trường Đại học Tây Nguyên
  • Ngô Văn Cầm Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới

Từ khóa:

Canh tác nương rẫy, rừng phòng hộ, tái sinh tự nhiên

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên sau canh tác nương rẫy tại khu vực rừng phòng hộ (RPH) Ia Grai, bao gồm: mật độ, tổ thành và phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao; chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh và đề xuất một số giải pháp lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy tại RPH Ia Grai. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian bỏ hóa tăng lên thì số loài thuộc tầng cây cao tăng trong khi số loài cây tái sinh lại có xu hướng giảm đi và số loài cây gỗ chịu bóng giai đoạn đầu đều có xu hướng tăng. Mật độ cây tái sinh trung bình theo thời gian bỏ hóa < 5 năm, 5 - 10 năm, 10 - 15 năm và trên 15 năm lần lượt là 9.500, 5.000, 4.800 và 4.200 cây/ha. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao có xu thế chung là giảm dần từ cấp chiều cao thấp (< 1m) đến cấp chiều cao lớn (> 3m). Tỷ lệ cây có nguồn gốc hạt khoảng 80% và chồi là 20%. Tỷ lệ cây chất lượng tốt biến động từ 10,2% đến 26,6%; chất lượng trung bình từ 8,1% đến 33,3%; chất lượng xấu từ 40% đến 73%. Đây là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp trong phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại khu vực nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Quang Diệp, 1993. Góp phần nghiên cứu tiến trình tái sinh tự nhiên ở rừng Khộp Easup, Đắk Lắk. Luận

án Tiến sỹ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

2. Võ Đại Hải, Trần Văn Con, Ngô Đình Quế và Phạm Ngọc Trường, 2003. Canh tác nương rẫy và phục hồi rừng

sau nương rẫy ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nghệ An.

3. Vũ Tiến Hinh, 1995. Một số phương pháp thống kê dùng trong Lâm nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Lung, Phó Đức Đỉnh, Đào Công Khanh và Trịnh Khắc Mười, 1993. Quy luật tái sinh phục hồi

sau nương rẫy trong phát triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi cao. Hà nội.

5. Lê Đồng Tấn, 1999. Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên của một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn

La phục vụ cho việc khoanh nuôi. Viện Nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

6. Curtis J. T. và McIntosh R. P., 1951. An Upland Forest Continuum in the Prairie-Forest Border Region of

Wisconsin. Ecology, 32 (3): 476 - 496.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Tân, N.T. và Cầm, N.V. 2024. TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN SAU CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI RỪNG PHÒNG HỘ IA GRAI, TỈNH GIA LAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả