ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ VẬT LIỆU HỮU CƠSAU KHAI THÁC VÀ BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ ĐỘPHÌ ĐẤT RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN LAI UP (E. urophylla ×E. pellita) GIAI ĐOẠN 5 NĂM TUỔI TẠI YÊN BÁI


Các tác giả

  • Nguyễn Tiến Linh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Lâm Đồng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Dương Quang Trung Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Hồng Vân Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Quản lý lập địa, trồng lại rừng sau khai thác, suy thoái đất rừng trồng, bạch đàn lai UP

Tóm tắt

Năng suất và độ phì đất sau một số chu kỳ rừng trồng bạch đàn có nguy cơ
suy thoái cao nếu quản lý lập địa không tốt. Nghiên cứu này đánh giá ảnh
hưởng đồng thời của hai nhân tố bón phân và quản lý vật liệu hữu cơ sau
khai thác (VLHCSKT) đến sinh trưởng và tính chất đất rừng trồngbạch
đàn lai UP 5 năm tuổi được trồng trên đất thoái hóa sau kinh doanh nhiều
chu kỳ bạch đàn tại Yên Bái. Kết quả theo dõi sinh trưởng từ tuổi 1 đến 5
cho thấy, bón phân theo nhu cầu của cây có ảnh hưởng rõ rệt tớisinh
trưởng rừng trồng. Công thức bónphân từ các loại phân đơn bao gồm phân
hữu cơ vi sinh, đạm urê, super lân và kali có sinh trưởng tốt nhất so với các
công thức bón phân NPK thường áp dụng trong thực tiễn. Bón chế phẩm
sinh học có tác dụng phân giải lân và xenlulo thành các chất dễtiêu cho
cây trồng, nhưng có sinh trưởng kém hơn do thí nghiệm không bónbổ sung
phân. Tuy nhiên, sinh trưởng của cây trồng chưa có sự khác biệtgiữa công
thức đốt và không đốt vật liệu hữu cơ sau khai thác. Các tính chất đất thay
đổi rõ rệt từ sau khi trồng rừng đến giai đoạn 5 năm tuổi là pH, mùn, đạm
và lân. pH giảm nhẹ; mùn tăng nhẹ; đạm ổn định; kali trao đổi giảm nhẹ;
lân dễ tiêu giảm liên tục, có thể là do hiện tượng cố định lân trong đất.
Chưa có sự sai khác rõ rệt về tính chất đất giữa công thức đốt và không đốt
và giữa các công thức bón phân cho đến giai đoạn rừng 5 tuổi

Tài liệu tham khảo

1. Bich, N. V., Eyles, A., Mendham, D., Dong, T. L., Ratkowsky, D., Evans, K. J., Hai, V. D., Thanh, H. V., Thinh, N. V. & Mohammed, C., 2018. Decomposition Rates and Nutrient Release from Acacia mangiumHarvest Residues in Northern Vietnam. in press.

2. Deleporte, P., Laclau, J. P., Nzila, J. D., Kazotti, J. G., Marien, J. N., Bouillet, J. P., Szwarc, M., D’annunzio, R. & Ranger, J., 2008. Effects of slash and litter management practices on soil chemical properties and growth of second rotation eucalypts in the Congo. In: NAMBIAR, E. K. S., ed. Site management and productivity in

tropical plantation forests, 2008 Piracicaba, Brazil and Bogor,Indonesia. Bogor: CIFOR, 5 - 22.

3. Dong, T. L., 2014. Impact of short-rotation Acacia hybrid plantations on soil properties of degraded lands in Central Vietnam. Soil Research 52(3): 271 - 281.

4. Huong, V. D., Nambiar, E. K. S., Quang, L. T., Mendham, D. S. &Dung, P. T. 2015. Improving productivity and sustainability of successive rotations of Acacia auriculiformis plantations in South Vietnam. Southern Forests: a Journalof Forest Science,77,51 - 58.

5. Li, Z., Peng, S. L., Rae, D. & Zhou, G.Y., 2001. Litter decomposition and nitrogen mineralisation of soils in subtropical plantation forests of Southern China, with special attention to comparisons between legumes and non-legumes. Plant and Soil,229,105 - 116.

6. Mendham D.S., Grove T.S., O’Connell A.M. and Rance S.J., 2008. Impacts of inter-rotation site management on soil nutrients and plantation productivity in Eucalyptus globulusplantations in South-Western Australia. In: Nambiar E. K. S. (ed), Site management and productivity in tropical plantation forests. CIFOR, Piracicaba,

Brazil and Bogor, Indonesia, pp. 79 - 92.

7. Paul K.I., Polglase P.J., Nyakuengama J.G. and Khanna P.K., 2002. Change in soil carbon following afforestation. Forest Ecology and Management 168: 241 - 257.

8. Phạm Quang Thu, 2009. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh hỗn hợp MF1 dạng viên nén cho cây thông, cây bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp khu vực phía Bắc, tháng 10/2009, trang 517 - 525.

9. Phạm Thế Dũng, Kiều Tuấn Đạt, Lê Thanh Quang, Phạm Văn Bốn, Vũ Đình Hưởng, 2012. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, p. 138

10. Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát, Trần Văn Con, Đặng Thịnh Triều, 2006. Trồng rừng sản xuất vùng miền núi phía Bắc - Từ nghiên cứu đến phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Võ Đại Hải, 2019. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đểphát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm và bạch đàn trên lập địa sau khai thác ít nhất hai chu kỳ tại một số vùng trồng rừng tập trung, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

12. Schiavo J.A., Busato J.G., Martins M.A. and Canellas L.P., 2009. Recovery of degraded areas revegetated with Acacia mangiumand Eucalyptus with special reference to organic matter humification. Scientia Agrícola 66: 353 - 360.

13. Tiarks, A. & Ranger, J., 2008. Soil properties in tropical plantation forests: evaluation and effects of site management: a summary. In: NAMBIAR, E. K. S., ed. Site management and productivity in tropical plantation forests, 2008 Piracicaba, Brazil and Bogor, Indonesia. Bogor: CIFOR, 191 - 204.

14. Tổng cục Lâm nghiệp, 2015. Dự án quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Báo cáo tổng kết dự á

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

4

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Linh , N.T., Hải , V. Đại, Đồng, T.L., Thành, H.V., Trung, D.Q. và Vân, T.H. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ VẬT LIỆU HỮU CƠSAU KHAI THÁC VÀ BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ ĐỘPHÌ ĐẤT RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN LAI UP (E. urophylla ×E. pellita) GIAI ĐOẠN 5 NĂM TUỔI TẠI YÊN BÁI . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.