ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SÂM LAI CHÂU (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU


Các tác giả

  • Trương Trọng Khôi Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Huyện Tam Đường, Sâm lai châu, điều kiện thích hợp, khả năng thích nghi, bản đồ vùng trồng tiềm năng

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm xây dựng các tiêu chí đánh giá điều kiện thích hợp để trồng cây Sâm lai châu và xây dựng bản đồ vùng trồng tiềm năng cho Sâm lai châu tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Các chỉ số đưa vào đánh giá là các nhân tố nhiều biến động, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cây Sâm lai châu (nhiệt độ, độ cao, độ dốc, độ ẩm). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, để thuận lợi cho việc canh tác, Sâm lai châu phù hợp ở độ cao từ 1.400 - 2.200 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình năm từ 13 - 22oC, yêu cầu về độ dốc < 25o, độ ẩm > 80%. Vùng thích hợp trồng Sâm lai châu tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được xác định bằng phương pháp chồng xếp lớp bản đồ theo các tiêu chí về độ cao tuyệt đối, nhiệt độ và độ dốc phù hợp với diện tích là 30.381,40 ha chiếm 46,32% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Các xã có diện tích > 1.500 ha và có tiềm năng để trồng Sâm lai châu gồm 7 xã: Sơn Bình, Khun Há, Tả Lèng, Bản Bo, Hồ Thầu, Giang Ma, Nùng Nàng. Trong đó, diện tích phù hợp để trồng Sâm lai châu tập trung ở diện tích rừng phòng hộ là 23.199,27ha, diện tích rừng sản xuất là 4.607,75 ha, còn lại 2.574,38 ha là diện tích ngoài quy hoạch lâm nghiệp. Như vậy, vùng trồng tiềm năng trong diện tích rừng sản xuất khá lớn (4.607,75 ha) có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển Sâm lai châu trên địa bàn huyện Tam Đường, đảm bảo các quy định pháp luật về quản lý rừng, triển khai Chương trình phát triển Sâm Việt Nam theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ, phát triển giá trị đa mục đích của hệ sinh thái rừng nhằm cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân làm nghề rừng.

Tài liệu tham khảo

Trịnh Ngọc Bon, Phạm Quang Tuyến, 2014. Điều tra mức độ nguy cấp loài Sâm Lai Châu. Báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu Lâm sinh.

Cục Thống kê Lai Châu, 2022. Niêm giám Thống kê Lai Châu 2022. NXB Thống kê.

Phan Kế Long, Nguyễn Thị Phương Trang, Nguyễn Quốc Bình, Đỗ Hữu Thư, Phan Văn Kiệm, Vũ Đình Duy, Nguyễn Giang Sơn, 2013. Nghiên cứu phân loại, phân bố và thành phần hóa học của cây Sâm mọc tự nhiên ở Lai Châu. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Bảo tàng thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

UBND tỉnh Lai Châu, 2022. Quyết định về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Lai Châu.

Pham QT, Nguyen VT, Nguyen HH, Phung DT, Pham TD, Trinh NB, Bui TT, Nguyen TS, Nguyen QH, Nguyen THA, Nguyen TVA and Tran VD., 2019. Possible planting areas for Panax vietnamensis var. fuscidiscus toward poverty reduction in Vietnam. World Journal of Advanced Research and Reviews, 2(1), 22-27.

Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Quang Tuyến, 2018. Nghiên cứu tri thức bản địa nhằm bảo tồn và phát triển Sâm lai châu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Tạp trí Khoa học Lâm nghiệp số 4/2018, 116-126.

Phạm Quang Tuyến, 2019. Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu & S.Q.Cai). Báo cáo tổng kết đề tài Chương trình Tây Bắc, Viện Nghiên cứu Lâm sinh.

https://earthexplorer.usgs.gov/

https://power.larc.nasa.gov/

Tải xuống

Đã xuất bản

28-05-2024

Số lượt xem tóm tắt

18

PDF Tải xuống

4

Cách trích dẫn

[1]
Khôi, T.T. 2024. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SÂM LAI CHÂU (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 5 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả