NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI KHÔI NHUNG (Ardisia silvestris Pit.) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Các tác giả

  • Lê Viết Mạnh Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng
  • Nguyễn Thị Kim Yến Văn phòng hợp tác giữa Hội động vật học Frankfurt và khoa Sinh - Môi trường, ĐH Sư phạm Đà Nẵng
  • Trần Ngọc Toàn Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet)

Từ khóa:

Cây Khôi nhung,, đặc điểm sinh học,, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

Tóm tắt

Cây Khôi nhung là loài cây thuốc được xếp trong sách đỏ của Việt Nam (2007) với mức độ sẽ nguy cấp. Bài báo nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng, một số đặc điểm sinh thái, tái sinh tự nhiên của cây Khôi nhung tại khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng. Cây Khôi nhung phân bố ở những vùng đất ẩm ướt, dưới tán rừng độ cao từ 467-540 m, nở hoa vào tháng 3, quả từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau. Tổ thành tầng cây cao của lâm phần có cây Khôi nhung phân bố khá đa dạng gồm các loài ưu thế là Chẹo bông (Engelhardia spicata Lesch. ex Bl. var. spicata.) là loài ưu thế cao nhất với giá trị IVI cao nhất là 38,925%, Cà đuối Ching (Cryptocarya chingii Ching) với giá trị IVI là 14,04%. Chỉ số trung bình của Shannon và Simpson lần lượt là 2,71 và 0,92. Cây Khôi nhung có khả năng tái sinh từ cả hạt và chồi với tỷ lệ 82%, tái sinh hạt chiếm tỷ lệ
18%. Chất lượng cây tái sinh hầu hết tốt với tỷ lệ 64%. Mật độ cây tái sinh chỉ từ 183,33 cây/ha, hơn nữa cây tái sinh lại phân bố không đều dẫn đến sự thiếu hụt về lượng cây Khôi nhung tái sinh. Vì thế cần có các giải pháp bảo tồn và xúc tiến tái sinh Khôi nhung ở KBTTN Sơn Trà

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Chung, 2006. Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật. Nxb. Giáo dục. 117 trang.

2. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb. Y Học.

3. Phạm Hoàng Hộ, 2002. Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1, trang 707.

4. Đỗ Tất Lợi, 2005. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.Nxb.Hồng Đức, trang 481.

5. Odum, P.E., 1971. Fundamentals of ecology. Saunders Philadelphia, Pennsylavania.

6. Đặng Ngọc Phái, Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Đà Nẵng, 2017. Đánh giá thực trạng cây thuốc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển.

7. Đặng Ngọc Phái, Hội Dược liệu thành phố Đà Nẵng, Khoa Tài nguyên Dược liệu của Viện Dược liệu Trung ương, 2016-2017. Sự phong phú của nguồn tài nguyên cây thuốc trong hệ thực vật rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. UBND thành phố Đà Nẵng.

8. Simpson, E. H., 1949. Measurment of diversity. London, nature 163:688.

9. Shannon, C.E. and W. Wiener., 1963. The mathematical theory of communities. Illinois, Urbana University,Illinois Press.

10. Nguyễn Tập, 2006. Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam. Tạp chí dược liệu số 3-2006.

11. Viện Dược liệu, 2016. Danh lục cây thuốc Việt Nam. Nxb.Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 1191 trang.

12. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, 2007. Sách đỏ Việt Nam. Phần 2, tr.290.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

12

PDF Tải xuống

6

Cách trích dẫn

[1]
Mạnh, L.V., Yến, N.T.K. và Toàn, T.N. 2024. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI KHÔI NHUNG (Ardisia silvestris Pit.) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả