ẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH KHỐI CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG 7 TUỔI TẠI YÊN BÁI


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Bích Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Đăng Cường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Cao Thị Thu Hiền Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Bùi Mạnh Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Keo tai tượng, sinh trưởng,, sinh khối,, 7 tuổi

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại Yên Bái nhằm đánh giá một số đặc điểm về
sinh trưởng và sinh khối của rừng trồng Keo tai tượng 7 tuổi. 16 ô tiêu chuẩn điển hình (diện tích 750 m2) đã được thiết lập và 30 cây tiêu chuẩn đại diện cho 5 cấp kính của rừng đã được chặt hạ đểphục vụnghiên cứu. Kết quả cho thấy, rừng trồng thuần loài Keo tai tượng 7 tuổi tại Yên Bái có đường kính và chiều cao bình quân lần lượt là 13,2 ± 0,23 cm và 14,5 ± 0,14 m; năng suất rừng đạt trung bình 13,3 ± 0,57 m3/ha/năm. Mật độrừng trung bình hiện tại là 810 ± 31 cây/ha, trong đó tỷlệsố cây có đường kính gỗxẻ (≥15 cm) chỉ chiếm 37% tổng sốcây của lâm phần. Sinh khối cây cá lẻ Keo tai tượng tập trung chủyếu ởphần thân cây (70%), tiếp đến là ởvỏ (15%), cành (11%) và thấp nhất là lá (4%). Sinh khối bộphận cây cá lẻ Keo tai tượng có mối quan hệ rất chặt chẽvới đường kính (D1,3) của cây (R2~0,81÷0,97, P_value < 0,0001). Tổng sinh khối của lâm phần Keo tai tượng ởtuổi khai thác đạt trung bình 69,9 ± 2,6 tấn/ha, trong đó sinh khối tầng cây cao chiếm 86%, vật rơi rụng chiếm 8,5% và cây bụi thảm tươi chiếm 4,8% tổng sinh khối của lâm phần. Kết quảnghiên cứu này là cơsởkhoa học quan trọng nhằm đềxuất các giải pháp phù hợp cho quản lý rừng Keo tai tượng bền vững tại Yên Bái nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyen Van Bich, Alieta Eyles, Daniel Mendham, Tran Lam Dong, David Ratkowsky, Katherine Evans, VoDai Hai, Hoang Van Thanh, Nguyen Van Thinh và Caroline Mohammed, 2018. Contribution of harvestresidues to nutrient cycling in a tropical Acacia mangiumWilld. plantation. Forests 9 (9): 577.

2. Trần Lâm Đồng, Đặng Văn Thuyết, Phan Minh Quang, Hoàng Thị Nhung, Hoàng Văn Thành, Trần Hồng Vân,Phạm Văn Vinh, Dương Quang Trung, Trần Anh Hải, Đào Trung Đức, Lê Văn Nhen, Nguyễn Ngọc Ánh,Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Hoài Nam, 2019. Chuyển hóa rừng cung cấp gỗnhỏthành rừng gỗlớn các loàikeo lai và Keo tai tượng. Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Báo cáo tổng kếtDựán sản xuất thửnghiệm, Hà Nội. pp. 137.

3. FAO/UNESCO/ISRIC, 1988. FAO-UNESCO soil map of the world. Revised legend. World Soil ResourcesReport 60. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome: FAO. pp. 140.

4. Võ Đại Hải, Trần Lâm Đồng, Phí Hồng Hải, Nguyễn Văn Bích, Hoàng Văn Thành, Dương Quang Trung,Hoàng Thị Nhung, Đào Trung Đức, Trần Anh Hải, ĐỗHữu Sơn và Ngô Văn Chính, 2019. Nghiên cứu cácbiện pháp kỹthuật tổng hợp đểphát triển trồng rừng cung cấp gỗlớn các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm vàbạch đàn trên lập địa sau khai thác ít nhất hai chu kỳtại một sốvùng trồng rừng tập trung. Viện Khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam, Báo cáo tổng kết đềtài cấp bộ, Hà Nội. pp. 198.

5. Võ Đại Hải, Đặng Thịnh Triều, Nguyễn Hoàng Tiệp, Nguyễn Văn Bích và Đặng Thái Dương, 2009. Năng suấtsinh khối và khả năng hấp thụcarbon của một sốdạng rừng trồng chủyếu ởViệt Nam.NXB Nông nghiệp,Hà Nội, pp.236.

6. I. Heriansyah, K. Miyakuni, T. Kato, Y. Kiyono và Y. Kanazawa, 2007. Growth characteristics and biomassaccumulations of Acacia mangiumunder different management practices in Indonesia. Journal of TropicalForest Science 19 (4): 226 - 235.

7. VũTiếnHinh, 2012. Điều tra rừng.NXB Nông nghiệp, Hà Nội, pp. 204.

8. LêSĩHồng. 2019. Trồng rừng gỗlớn nâng cao giá trịrừng trồng [Online]. Hà Nội: BộNông nghiệp và Pháttriển nông thôn. Truy cập tại: https://nongnghiep.vn/trong - rung - go - lon - nang - cao - gia - tri - rung - trong -d245506.html [Ngày truy cập 20 tháng 1 năm 2020].

9. NguyễnHuân. 2017. Chọn tạo giống Keo tai tượng vượt trội [Online]. BộNông nghiệp và Phát triển nông

thôn. Truy cập tại: https://nongnghiep.vn/chon - tao - giong - keo - tai - tuong - vuot- troi - d196993.html[Ngày truy cập 20 tháng 1 2020].

10. E. K. S. Nambiar và C. E. Harwood, 2014. Productivity of acacia and eucalyptus plantations in Southeast Asia.1. Bio- physical determinants of production: opportunities and challenges. International Forestry Review16(2): 225 - 248.

11. Nghiêm ThịHồng Nhung, 2015. Optimal Forest Management for Carbon Sequestration: A Case StudyofEucalyptus urophyllaand Acacia mangiumin Yen Bai province, Vietnam. In Cost - Benefit Studies of Natural Resource Management in Southeast Asia, Ed. James D., Francisco H. Springer, Singapore.

12. Đào Công Khanh, 2001. Lập biểu sinh trưởng và sản lượng của Keo tai tượng, Bạch đàn Urophylla, Tếch,Thông nhựa và kiểm tra biểu sinh trưởng và sản lượng của Đước và Tràm. Viện Khoa học Lâm nghiệp ViệtNam, Báo cáo tổng kết đềtài cấp bộ, Hà Nội.

13. Danny Alexander Torres Vélez và Jorge Ignacio Del Valle, 2007. Growth and yield modelling of Acaciamangiumin Colombia. New Forests 34 (3): 293 - 305.

14. Vu Dinh Huong, E. S. Nambiar, L. T. Quang, D. S. Mendham và P. T. Dung, 2015. Improving productivityand sustainability of successive rotations of Acacia auriculiformisplantations in South Vietnam. Southern For.77 (1): 51 - 58.

Tải xuống

Số lượt xem: 9
Tải xuống: 4

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Bích, N.V., Cường, N. Đăng, Hiền, C.T.T. và Hưng, B.M. 2024. ẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH KHỐI CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG 7 TUỔI TẠI YÊN BÁI . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.