TRIỂN VỌNG GỖ LỚN CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG CÁC LOÀI KEO Ở BÌNH ĐỊNH VÀ PHÚ YÊN


Các tác giả

  • Nguyễn Huy Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Đình Sâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Gỗ lớn, Keo lai (Acacia hybrid),, Keo tai tượng (A. mangium), Keo lá tràm (A. auriculiformis), Bình Định, Phú Yên

Tóm tắt

Nếu quan niệm rừng trồng gỗ lớn có đường kính ngang ngực trung bình
(D1,3) ≥ 18cm thì các mô hình trồng Keo lai (A. hybrids) từ 6 - 10 năm tuổi
trồng ở Bình Định và Phú Yên chưa có khả năng cung cấp gỗ lớn, mô hình
tốt nhất cũng chỉ có D1,3≈ 16,67cm, mô hình kém nhất có D1,3≈ 9,18cm; trữ
lượng gỗ cây đứng (M) cao nhất ≈ 133,51m3/ha, thấp nhất ≈ 57,96 m3/ha/năm; năng suất gỗ (∆M) cao nhất cũng chỉ đạt 19,07m3 /ha/năm và thấp nhất là 9,06m3/ha/năm. Keo tai tượng (A. mangium) có hai mô hình điển hình đã có khả năng cung cấp gỗ lớn, mô hình 10 năm tuổi ở Bình Định, đường kính trung bình (D1,3) ≈23,38cm, trữ lượng gỗ cây đứng (M) ≈ 231,88m3/ha, năng suất (∆M) ≈ 23,19m3/ha/năm. Mô hình 20 năm tuổi ở Phú Yêncó đường kính trung bình (D1,3) ≈35,63cm, trữ lượng gỗ cây đứng (M) ≈ 305,03m3/ha, năng suất (∆M) ≈ 15,25m3/ha/năm. Keo lá tràm có 04 mô hình trồng thuần loài và 01 mô hình trồng hỗn loài với Sao đen, trong đó có 01 mô hình 14 năm tuổi, còn lại từ 20 - 21 năm tuổi. Xét về đường kính thì chỉ có 01 mô hình trồng thuần loài 20 năm tuổi và 01 mô hình trồng hỗn loài với Sao đen 21 năm tuổi ở Bình Định đã có khả năng cung cấp gỗ lớn, đường kính (D1,3) ≈ 21,39 - 24,99cm, trữ lượng cây đứng (M) ≈ 198,27 - 224,89m3/ha, năng suất (∆M) ≈ 9,44 - 11,24m3/ha/năm. Các mô hình còn lại có D1,3 ≈ 14,61 - 16,85cm, trữ lượng cây đứng (M) ≈ 93,36 - 156,06m3/ha, năng suất (∆M) ≈ 6,67- 7,43m3 /ha/năm. Tuy nhiên, khả năng tăng trưởng về đường kính của hầu hết các mô hình đều khá chậm, nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp, các mô hình này cũng rất có triển vọng cung cấp gỗ lớn trong khoảng từ 5 - 7 năm tới.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trọng Bình, 2003. Lập biểu cấp đất và biểu thể tích tạm thời rừng keo trồng thuần loài. Tạp chí NN& PTNT, số 7.

2. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài keo ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Huy Sơn, 2006. Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu. NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Huy Sơn, 2015. Đánh giá sinh trưởng, năng suất gỗ của các mô hình đã có và xác định các mô hình trồng keo có triển vọng gỗ lớn ở vùng Nam Trung bộ (Bình Định và Phú Yên). Báo cáo chuyên đề, thuộc đề tài cấp Bộ giai đoạn 2015 - 2019.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

1

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, N.H. và Sâm, P. Đình 2024. TRIỂN VỌNG GỖ LỚN CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG CÁC LOÀI KEO Ở BÌNH ĐỊNH VÀ PHÚ YÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>