MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC THEO NHÓM GỖ VÀ CẤP KÍNH CỦA RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Đặng Văn Thuyết Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Cấu trúc, nhóm gỗ, cấp kính, rừng lá rộng thường xanh, huyện Bảo Lâm

Tóm tắt

Nghiên cứu lớp cây gỗ có đường kính 8 cm trở lên của kiểu rừng lá rộng
thường xanh ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng thu được kết quả về một số
đặc điểm cấu trúc theo nhóm gỗ và cấp kính như sau: Trạng thái rừng giàu có
mật độ cây đứng 1024 cây/ha, trong đó cấp kính 8cm ≤ D1,3 < 15cm chiếm
61,4%; số cây tái sinh là 5882 cây/ha, tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 35,0%;
tổng số cây đứng tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 29,2%; tổng tiết diện ngang
cây đứng tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 36,3%; tổng thể tích dưới cành tập
trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 37,9%; tổng trữ lượng tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm
38,2%; số cây đứng ở các cấp kính trên 30cm tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm
38,6%; thể tích dưới cành ở các cấp kính trên 30 cm tập trung ở nhóm gỗ 5
chiếm 41,9%. Trạng thái rừng trung bình có mật độ cây đứng 733 cây/ha,
trong đó cấp kính 8cm ≤ D1,3< 15cm chiếm 47,8%; số cây tái sinh của trạng
thái rừng trung bình là 5600 cây/ha, tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 58,9%; tổng
số cây đứng tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 43,3%; tổng tiết diện ngang cây
đứng tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 32,9% và nhóm gỗ 6 chiếm 32,9%; tổng
thể tích dưới cành tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 34,2%; tổng trữ lượng tập
trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 35,5%; số cây đứng ở các cấp kính trên 30cm tập
trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 43,2%; thể tích dưới cành ở các cấp kính trên 30cm
tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 46,6%. Trạng thái rừng nghèo có mật độ cây
đứng 805 cây/ha, trong đó cấp kính 8cm ≤ D1,3< 15cm chiếm 62,1%; số cây
tái sinh là 5600 cây/ha tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 50%; tổng số cây đứng
chủ yếu ở nhóm gỗ 6 chiếm 66,1%; tổng tiết diện ngang cây đứng tập trung ở
nhóm gỗ 6 chiếm 58,0%; tổng thể tích dưới cành tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 55,7%; tổng trữ lượng tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 56,0%; số cây
đứng ở các cấp kính trên 30cm tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 66,7%; thể tích
dưới cành ở các cấp kính trên 30cm tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 82,7%.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Con, 2016. Sách chuyên khảo - Phục hồi - quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn với phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.

2. Tổng cục Lâm nghiệp, 2012. Hướng dẫn xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững kèm theo công văn số 778/TCLN-SDR ngày 13/6/2012.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

2

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Thuyết, Đặng V. 2024. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC THEO NHÓM GỖ VÀ CẤP KÍNH CỦA RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả