ĐẶC ĐIỂM BIẾN DỊ VỀ SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Wild) TẠI KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ THẾ HỆ 2


Các tác giả

  • Trần Hữu Biển Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Nguyễn Hữu Sỹ Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Lê Hồng Hậu Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Hạnh Tâm Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Hồng Việt Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Biến dị, hệ số di truyền, Keo tai tượng

Tóm tắt

Keo tai tượng là cây trồng rừng chủ lực tại Việt Nam, nghiên cứu cải thiện giống loài này nhằm cung cấp nguồn giống năng suất cao, chất lượng tốt góp phần tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá biến dị di truyền về sinh trưởng và chất lượng thân cây của 100 gia đình Keo tai tượng 20 tháng tuổi của khảo nghiệm hậu thế thế hệ hai trồng tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Sông Mây - Đồng Nai, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp nhằm chuyển hóa khảo nghiệm hậu thế thành vườn giống thế hệ hai Keo tai tượng. Kết quả nghiên cứu đặc điểm biến dị sinh trưởng và chất lượng thân cây của các gia đình trong khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 đã cho thấy đường kính, chiều cao, thể tích, chỉ tiêu chất lượng thân cây có sai khác rõ rệt giữa các gia đình trong khảo nghiệm, nhóm 10 gia đình tốt nhất (71, 40, 74, 45, 83, 59, 58, 51, 42, 46) có thể tích thân cây trung bình vượt 50% so với trung bình khảo nghiệm và vượt 130% so với nhóm 10 gia đình có sinh trưởng kém nhất. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các chỉ tiêu đường kính, thể tích, độ thẳng thân ở mức trung bình (0,17 - 0,20) trong khi hệ số di truyền của chỉ tiêu chiều cao và độ nhỏ cành là thấp (0,05 - 0,10). Trong một số gia đình sinh trưởng ở nhóm trung bình vẫn tồn tại cá thể sinh trưởng tốt, do đó chọn lọc cá thể tốt có ý nghĩa thiết thực trong công tác cải thiện giống cây rừng. Ở 20 tháng tuổi, khảo nghiệm đã xuất hiện sự cạnh tranh về sinh trưởng giữa các cá thể trong gia đình; do đó, khảo nghiệm hậu thế cần được tỉa thưa di truyền lần 1 (cắt 1 trong 3 cây) dần chuyển hoá sang vườn giống thế hệ 2 để cung cấp hạt giống trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Ngọc Dao, 2012. Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số đặc điểm sinh trưởng và chất lượng gỗ của Keo tai tượng (Acacia mangium) làm cơ sở cho chọn giống. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội, 142 trang.

2. Vũ Tiến Hinh- Phạm Ngọc Giao, 1997. Giáo trình điều tra rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp.

3. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003. Giống cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 304 trang.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

2

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Biển, T.H., Sỹ, N.H., Hậu, L.H., Tâm, N.H. và Việt , L.H. 2024. ĐẶC ĐIỂM BIẾN DỊ VỀ SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Wild) TẠI KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ THẾ HỆ 2. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.