ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ VẬT LIỆU HỮU CƠ SAU KHAI THÁC ĐẾN TÍNH CHẤT ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM 3 TUỔI Ở CHU KỲ 4 TẠI PHÚ BÌNH, BÌNH DƯƠN


Các tác giả

  • Kiều Mạnh Hà Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Vũ Đình Hưởng Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Xuân Hải Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Văn Đăng Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Ninh Văn Tuấn Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Lê Thanh Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Độ phì đất,, Keo lá tràm,, năng suất, quản lý vật liệu hữu cơ

Tóm tắt

Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác là một trong những biện pháp quản lý lập địa nhằm nâng cao độ phì đất và năng suất rừng trồng. Rừng trồng Keo lá tràm chu kỳ 4 được thiết lập tại Phú Bình, tỉnh Bình Dương với 3 công thức thí nghiệm khác nhau, bao gồm: (i) FL (Lấy đi toàn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác); (ii) FM (Để loại toàn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác); (iii) FH như FM kết hợp bón lót 30kg P/ha). Sau 3 năm thí nghiệm, kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ pH dao động ở mức thấp, pH(H2O) đạt 4,69 ± 0,03 (tầng đất 0 - 10 cm) và 4,63 ± 0,04 (tầng đất 10 - 20 cm). Để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác kết hợp bón 30 kg P/ha làm tăng hàm lượng tích lũy C trong đất và các chất dinh dưỡng P, K, Ca, Mg lần lượt là 20%, 12,3%, 12,2%, 10,4%, 14,4% (ở tầng đất 0 - 10 cm) và 10%, 6,1%, 9,4%, 8,3%, 14,2% (tầng đất 10 - 20 cm) so với lấy đi toàn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác. Không có sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các công thức và tỷ lệ sống giảm dần theo thời gian từ 1 đến 3 tuổi (~ 90%). Có sự khác biệt về tăng trưởng đường kính, chiều cao và năng suất rừng giữa các công thức. Sinh trưởng đường kính, chiều cao và năng suất ở công thức FH cao hơn công thức FL lần lượt là 7,3%, 3,2% và 16%. Từ kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng có cơ hội duy trì và nâng cao năng suất rừng trồng Keo lá tràm bằng việc để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác và bón lót 30kg P/ha.

Tài liệu tham khảo

1. Gonçalves JLM, Stape JL, Laclau JP, Bouillet JP, Ranger J. 2008. Assessing the effects of early silvicultural management on long-term site productivity of fast-growing eucalypt plantations: the Brazilian experience. Southern Forests 70: 105 - 118.

2. Hardiyanto EB, Wicaksono A. 2008. Inter-rotation site management, stand growth and soil properties in Acacia mangium plantations in South Sumatra, Indonesia. In: Nambiar EKS (ed.), Site management and productivity in tropical plantation forests: proceedings of workshops in Piracicaba (Brazil) on 22 - 26 November 2004 and

Bogor (Indonesia) on 6 - 9 November 2006. Bogor: Center for International Forestry Research. pp 107 - 122.

3. Vu Dinh Huong, Le Thanh Quang, Nguyen Thanh Binh and Pham The Dung, 2008. Site Management and Productivity of Acacia auriculiformis Plantations in South Vietnam. In SiteManagement and Productivity in Tropical Plantation Forest; Nambiar, E.K.S.,Ed.; Center for International Forest Research: Bogor, Indonesia,

; pp. 123 - 137.

4. Vu Dinh Huong, EK Sadanandan Nambiar, Le Thanh Quang, Daniel S Mendhamc & Pham The Dung, 2015. Improving productivity and sustainability of successive rotations of Acacia auriculiformis plantations in South Vietnam §. Southern Forests 2015, 77(1): 51 - 58.

5. Vu Dinh Huong, EK Sadanandan Nambiar, Nguyen Xuan Hai, Kieu Manh Ha and Nguyen Van Dang, 2020. Sustainable Management of Acacia auriculiformis Plantations for Wood Production over Four Successive

Rotations in South Vietnam §. Southern Forests 2020; pp. 1 - 19.

6. Hội Khoa học Đất, 2000. Đất Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

7. Nambiar, E.K.S. (Ed.) Site Management and Productivity in Tropical Plantation Forests: Proceedings of Workshops in Piracicaba (Bazil) 22 - 26 November 2004 and Bogor (Indonesia) 6 - 9 November 2006; Center for InternationalForest Research: Bogor, Indonesia, 2008.

8. Nambiar E. K. S. and C. E Harwood, 2014. Productivity of acacia and eucalypt plantations in South - East Asia. 1. Bio - physical determinants of production: opportunities and challenges. International Forestry Review

Vol.16(1), 2014.

9. Tiarks A, Ranger J, 2008. Soil Properties in Tropical Plantation Forests: Evaluation and Effects of Site Management: a Summary. In: Nambiar EKS (Ed.), Site management and productivity in tropical plantation forests. Proceedings of Workshops in Piracicaba (Bazil) 22 - 26 November 2004 and Bogor (Indonesia) 6 - 9

November 2006. Center for International Forest Research (CIFOR), pp. 191 - 204.

10. Vitousek PM, Turner DR, Parton WJ, Sanford RL. 1994. Litter decomposition on the Mauna Loa environmental matrix, Hawai’i: patterns, mechanisms, and models. Ecology 75: 418 - 429.

11. Tổng cục Lâm nghiệp, 2013; 2020. Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hà, K.M., Hưởng, V. Đình, Hải, N.X., Đăng, N.V., Tuấn, N.V. và Quang, L.T. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ VẬT LIỆU HỮU CƠ SAU KHAI THÁC ĐẾN TÍNH CHẤT ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM 3 TUỔI Ở CHU KỲ 4 TẠI PHÚ BÌNH, BÌNH DƯƠN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>