ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG RỪNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG TRÀM LÁ DÀI (Melaleuca leucadendra L.) TẠI LONG AN VÀ CÀ MAU


Các tác giả

  • Kiều Mạnh Hà Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Vũ Đình Hưởng
  • Nguyễn Xuân Hải
  • Nguyễn Văn Lưu
  • Ninh Văn Tuấn
  • Nguyễn Văn Đăng
  • Lê Thanh Quang
  • Huỳnh Trọng Khiêm
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.998

Từ khóa:

Mật độ trồng rừng, sinh trưởng, năng suất, Tràm lá dài

Tóm tắt

Thí nghiệm mật độ trồng rừng Tràm lá dài được triển khai tại 2 địa điểm là huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An và huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau với 4 công thức thí nghiệm khác nhau, bao gồm (i) M1 (Mật độ trồng 5.000 cây/ha); (ii) M2 (Mật độ trồng 10.000 cây/ha); (iii) M3 (Mật độ trồng 20.000 cây/ha); (iv) M4 (Mật độ trồng 40.000 cây/ha). Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mật độ trồng rừng tối ưu với mục tiêu là nâng cao năng suất rừng trồng. Sau 24 tháng tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống giảm dần theo thời gian từ giai đoạn 12 đến 24 tháng tuổi và không có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm tại các mật độ trồng khác nhau ở cả 2 địa điểm. Tại Long An, tăng trưởng đường kính cao nhất là ở mật độ trồng M1, tăng trưởng chiều cao và năng suất rừng trồng cao nhất là mật độ trồng M3. Tại Cà Mau, tăng trưởng đường kính và chiều cao tốt nhất là ở mật độ trồng M1, năng suất rừng trồng cao nhất là ở mật độ trồng M4. Năng suất rừng trồng ở các mật độ trồng M1, M2, M3 và M4 tại Cà Mau cao vượt trội so với năng suất rừng trồng tại Long An lần lượt là 62,8%, 55,7%, 47,8% và 59,2%. Từ kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng, trồng rừng Tràm lá dài mật độ 20.000 cây/ha (M3) ở Long An và 40.000 cây/ha (M4) ở Cà Mau có năng suất rừng cao nhất.

Tài liệu tham khảo

Brinkman W.J. and Vo Tung Xuan, 1991. Melaleuca leucadendron, a useful and versatile tree for acid sulphate soils and some other poor environments. The International Tree Crops Journal, 6 (1991) 261 - 274.

Bella, I.E., 1971. A new competition model for individual trees. For. Sci. 17, 364–372. Biging, G.S., Dobbertin, M., 1992. A comparison of distance-dependent competition measures for height and basal area growth of individual conifer trees. For. Sci. 38, 695–720.

Bongers, Subtle variation in shade avoidance responses may have profound consequences for plant competitiveness, Ann. Bot. (Lond.), № 121, с. 863. https://doi.org/10.1093/aob/mcx151.

Brophy J.J., L.A. Caren, J.C. Doran, 2013. Melaleucas their batany, essential oils and uses. ACIAR, Rural Industries, Canberra, 415 pages.

Chase, 2016. The response of light, water, and nutrient availability to pre-commercial thinning in dry inland Douglas-fir forests, For. Ecol. Manage. No 363, с. 98, https://doi.org/10.1016/j.foreco.2015.12.014.

Dương Văn Ni, Lê Đăng Khoa, Ngô Thanh Bình, Junichi Ito, Haru Omura, 2005. Trồng rừng tràm trên những vùng đất chua nặng ở đồng bằng sông Cửu Long và công dụng thương phẩm mới của nó. Trường Đại học Cần Thơ.

Hoàng Chương, Nguyễn Trần Nguyên, 1995. Một số kết ban đầu về khảo nghiệm các loài và xuất xứ Tràm nhập nội trên đất ngập phèn tại miền Tây Nam. Tạp chí Lâm nghiệp 5/1995, trang 15-16.

Julian Evans, 1992. Plantation forestry in the tropics (second edition). Clarendon press oxford, 1 – 403.

Nguyễn Xuân Hải, Vũ Đình Hưởng, Kiều Mạnh Hà, 2020. Đánh giá sinh trưởng một số xuất xứ tràm Melaleuca trên đất trồng phèn tại huyện Thạnh Hóa – Long An. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 5/2020, trang 39 - 45.

Nakabayashi, K., Tron, N.T. and. Huong, V.D., 2000. Activity report of soil improvement group In Afforestation Technology on Acid Sulphate Soils in the Mekong Delta. Ho Chi Minh City-VietNam, 20-22 December 1999. pp. 40-46.

Nguyễn Thị Hải Hồng, Nguyễn Trần Nguyên, Phùng Cẩm Thạch và Kiều Tuấn Đạt, 2010. Khảo nghiệm loài/xuất xứ Tràm (Melaleuca) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cây Tràm Melaleuca, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 31 - 41.

Nguyễn Ngọc Kiểng, 1996. Thống kê trong nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục, 280 trang.

Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến, 2015. Thực vật rừng Việt Nam. Tập 1. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam-Vườn Thụ mộc quốc gia Hàn Quốc. Tập 1, trang 838-839.

Ngô Văn Ngọc, Nguyễn Trung Thông, Kiều Tuấn Đạt, Đặng Phước Đại, Lê Thanh Quang, Nguyễn Thị Hiên, 2019. Đánh giá sinh trưởng và năng suất của một số xuất xứ Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra) trồng trên vùng đất phèn tại Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 3/2019, trang 50-62.

Ngô Văn Ngọc, Võ Trung Kiên, Lê Thanh Quang, Nguyễn Trọng Nam, Nguyễn Trung Thông, 2020. Ảnh hưởng của mật độ trồng, cường độ tỉa thưa đến tuổi khai thác nhằm cung cấp gỗ lớn đối với rừng Tràm lá dài tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 3/2020, trang 63-72.

Ngô Văn Ngọc, Kiều Tuấn Đạt, Trần Khánh Hiệu, Trần Văn Nho, 2023. Ảnh hưởng của cây giữ lại sau khai thác đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra) chu kỳ 2 trên đất phèn tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 5/2023, trang 77-83.

Pham The Dung, Kieu Tuan Dat, 2005. The influence of planted density on growing of Melaleuca species on sulphate acid soil in Thanh Hoa forest experimental station. Science report. Forest science Sub – Institute South Vietnam (FSSIV), PP 22.

Phạm Thế Dũng, 2010. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của các giống Tràm (Melaleuca) ở Thạnh Hóa – Long An. Cây Tràm Melaleuca. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 53 – 61.

Tran Van Do, Dang Van Thuyet, Nguyen Toan Thang, Phung Dinh Trung, Ly Thi Thanh Huyen, Nguyen Thi Thu Phuong, Dang Hai Ha, Nguyen Van Tuan, Le Thi Hanh, Hoang Thi Nhung and Tran Hong Van, 2018. Effect of Planting Density on Production of Acacia Plantation in Northeast Viet Nam. Asian Journal of Soil Science and Plant Nutrition, 3(1): 1-5, 2018; Article no. AJSSPN.41258. DOI: 10.9734/AJSSPN/2018/41258.

Thái Văn Trừng, 1999. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Vũ Đình Hưởng, Phùng Văn Khang, Nguyễn Văn Lưu, Kiều Mạnh Hà, 2020. Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng và cường độ chăm sóc đến sinh trưởng và năng suất rừng Tràm lá dài trồng trên đất phèn tại Thạnh Hóa – Long An. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 6/2020, trang 65-74.

Vũ Đình Hưởng, Phùng Văn Khang, Ngô Văn Ngọc, Nguyễn Xuân Hải, Trần Thanh Cao, Phạm Văn Bốn, Kiều Tuấn Đạt, Lương Văn Minh, 2017. Thực trạng nghiên cứu và phát triển trồng rừng Tràm và Keo trên đất phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, chuyên san năm 2017, trang 95-110.

Vũ Đình Hưởng, 2021. Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá thực trạng rừng Tràm lá dài trồng trên đất phèn tại Long An, Kiên Giang và Cà Mau. Thuộc đề tài “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra) trên đất ngập phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Mã số: ĐTĐL>CN-20/21.

Đã xuất bản

27-12-2024

Số lượt xem tóm tắt

2

PDF Tải xuống

Cách trích dẫn

[1]
Kiều, M.H., Vu Dinh, H., Nguyễn Xuân, H., Nguyễn Văn, L., Ninh Văn, T., Nguyễn Văn, Đăng, Lê Thanh, Q. và Huỳnh Trọng, K. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG RỪNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG TRÀM LÁ DÀI (Melaleuca leucadendra L.) TẠI LONG AN VÀ CÀ MAU. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 12 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.998.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.