ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TẦNG CÂY CAO CỦA LÂM PHẦN CÓ PHÂN BỐ RE GỪNG Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC


Các tác giả

  • Lại Thanh Hải Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Hữu Thịnh
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.984

Từ khóa:

Re gừng, Tổ Thành, Tầng thứ, Lâm phần, Phân bố N/D1,, Đặc điểm cấu trúc

Tóm tắt

Re gừng có phân bố tự nhiên ở 2 trạng thái rừng là rừng trung bình và rừng giàu mật độ tầng cây cao trung bình 755 cây/ha (trong đó Re gừng trung bình 46 cây/ha) với số loài biến động từ 34 - 85 loài với trữ lượng rừng từ 194,96 đến 296,40 m3/ha. Tổ thành tầng cây cao thuộc các trạng thái rừng có Re gừng phân bố có 2 ưu hợp được hình thành là ưu hợp Lộc vừng lá to + Táu xanh + Ngát + Mò + Chò xanh + Re gừng và ưu hợp Cà lồ + Re gừng + Trường chua + Sâng trong cả 2 ưu hợp này Re gừng không phải loài chiếm tỉ lệ lớn nhất. Cấu trúc tầng thứ ở các lâm phần nghiên cứu đều khá đồng nhất. Kết cấu tầng thứ của rừng ở tất cả các điểm nghiên cứu đều khá đồng nhất với  biến động từ 7,07 – 24,30 m, cao nhất là tầng A1 > 20m đến tầng A2: 10 - 20m và thấp nhất là tầng A3 < 10m. Tại Hòa Bình và Phú Thọ Re gừng xuất hiện ở cả 3 tầng nhưng tập trung chủ yếu ở tầng A2, sau đó là tầng A3 và thấp nhất là tầng A1; riêng tại Sơn La thì Re gừng chỉ xuất hiện ở tầng A2 mà không xuất hiện ở tầng A1 và tầng A3. Phân bố số cây Re gừng theo cỡ đường kính được mô phỏng bằng phân bố Weibull đối với rừng có phân bố Re gừng là phân bố giảm với mức ý nghĩa α = 0,05 (χt2 < χ052) với tham số alpha (α) từ 0,7 - 1,0.  

Tài liệu tham khảo

Bảo Huy. 2017. Tin học thống kê trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018. Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2023. Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, Hà Nội.

Daniel, Marmillod, 1982. Methodology and resuls of studies on the composition and structure of a terrace forestin Amazonia. Doctorate; Georg – August – Universität Göttingen, Göttingen.

J. T. Curtis and R. P. McInTosh, 1951. An Upland Forest Cuntinuun in the Prairie – Forest Border Region of Wisconsin. Ecology, 32 (3), 476 – 496.

Lại Thanh Hải, Nguyễn Hữu Thịnh, 2023. Mối quan hệ của Re gừng (Cinnamomum bejolghota (Buch-ham) Sweet) với các loài cây bạn trong rừng tự nhiên tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (6), 98-104.

Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2012. Át lát cây rừng Việt Nam, tập 4, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Huy Sơn, 2011. Đặc điểm lâm học quần thể và khả năng tái sinh của cây Re gừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (2).

Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Thái Văn Trừng, 1999. Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Đã xuất bản

03-02-2025

Số lượt xem tóm tắt

2

PDF Tải xuống

Cách trích dẫn

[1]
Lại, T.H. và Nguyễn, H.T. 2025. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TẦNG CÂY CAO CỦA LÂM PHẦN CÓ PHÂN BỐ RE GỪNG Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 2 2025). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.984.

Số

Chuyên mục

Bài viết